Sách Thiết kế sàn bê tông ứng lực trước

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế sàn
    bê tông ứng lực trước

    Chương I
    Kết cấu bê tông ứng suất trước

    I.1 Khái niệm chung về bê tông ứng suất trước:
    Bê tông ứng lực trước (BT ULT) là bê tông, trong đó thông qua lực nén trước
    để tạo ra và phân bố một lượng ứng suất bên trong phù hợp nhằm cân bằng với một
    lượng mong muốn ứng suất do tải trọng ngoài gây ra. Với các cấu kiện BT ULT, ứng
    suất thường được tạo ra bằng cách kéo thép cường độ cao.
    Bê tông thường có cường độ chịu kéo rất nhỏ so với cường độ chịu nén. Đó
    là nhân tố dẫn đến việc xuất hiện một loại vật liệu hỗn hợp là “bê tông cốt thép”
    (BTCT).
    Việc xuất hiện sớm của các vết nứt trong BTCT do biến dạng không tương
    thích giữa thép và bê tông là điểm khởi đầu cho việc xuất hiện một loại vật liệu mới
    là “bê tông ứng suất trước”. Việc tạo ra một ứng suất nén cố định cho một vật liệu
    chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém như bê tông sẽ làm tăng đáng kể khả năng chịu
    kéo vì ứng suất kéo xảy ra sau khi ứng suất nén đã bị vô hiệu. Sự khác nhau cơ bản
    giữa BTCT và bê tông ULT là ở chỗ trong khi BTCT chỉ là sự kết hợp đơn thuần
    giữa bê tông và cốt thép để chúng cùng làm việc một cách bị động thì bê tông ULT
    là sự kết hợp một cách tích cực, có chủ ý giữa bê tông cường độ cao và cốt thép
    cường độ cao. Trong cấu kiện bê tông ULT, người ta đặt vào một lực nén trước tạo
    bởi việc kéo cốt thép, nhờ tính đàn hồi, cốt thép có xu hướng co lại và sẽ tạo nên lực
    nén trước, lực nén trước này gây nên ứng suất nén trước trong bê tông và sẽ triệt tiêu
    hay làm giảm ứng suất kéo do tải trọng sử dụng gây ra, do vậy làm tăng khả năng
    chịu kéo của bê tông và làm hạn chế sự phát triển của vết nứt. Sự kết hợp rất hiệu
    quả đó đã tận dụng được các tính chất đặc thù của hai loại vật liệu, đó là trong khi
    thép có tính đàn hồi và cường độ chịu kéo cao thì bê tông là vật liệu dòn và có
    cường độ chịu kéo rất nhỏ so với cường độ chịu nén của nó. Như vậy ứng lực trước
    chính là việc tạo ra cho kết cấu một cách có chủ ý các ứng suất tạm thời nhằm tăng
    cường sự làm việc của vật liệu trong các điều kiện sử dụng khác nhau. Chính vì vậy

    bê tông ULT đã trở thành một sự kết hợp lý tưởng giữa hai loại vật liệu hiện đại có
    cường độ cao.
    So với BTCT thường, BTCT ứng suất trước có các ưu điểm cơ bản sau:
    - Cần thiết và có thể dùng được thép cường độ cao.
    ứng suất trong thép thông thường giảm từ 100 đến 240Mpa , như vậy, để
    phần ứng suất bị mất đi chỉ là một phần nhỏ của ứng suất ban đầu thì ứng suất ban
    đầu của thép phải rất cao, vào khoảng 1200 đến 2000Mpa. Để đạt được điều này thì
    việc sử dụng thép cường độ cao là thích hợp nhất.
    Cần phải sử dụng bê tông cường độ cao trong BTCT ULT vì loại vật liệu này
    có khả năng chịu kéo, chịu cắt, chịu uốn cao và sức chịu tải cao. Bê tông cường độ
    cao ít xảy ra vết nứt do co ngót, có mô đun đàn hồi cao hơn, biến dạng do từ biến ít
    hơn, do đó ứng suất trước trong thép sẽ bị mất ít hơn. Việc sử dụng bê tông cường
    độ cao sẽ làm giảm kích thước tiết diện ngang của cấu kiện. Việc giảm trọng lượng
    của cấu kiện, vượt nhịp lớn hơn sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.
    - Có khả năng chống nứt cao hơn (do đó khả năng chống thấm tốt hơn). Dùng
    BTCT ULT, người ta có thể tạo ra các cấu kiện không xuất hiện các khe nứt trong
    vùng bê tông chịu kéo hoặc hạn chế sự phát triển bề rộng của khe nứt khi chịu tải
    trọng sử dụng.
    - Có độ cứng lớn hơn (do đó có độ võng và biến dạng bé hơn).

    I.2 Các phương pháp gây ứng suất trước:
    I.2.1 Phương pháp căng trước:
    Phương pháp này thường sử dụng cho quy trình sản xuất các cấu kiện đúc
    sẵn. Cốt thép ULT được neo một đầu cố định vào bệ còn đầu kia được kéo ra với lực
    kéo N. Dưới tác dụng của lực N, cốt thép được kéo trong giới hạn đàn hồi và sẽ giãn
    dài ra một đoạn, tương ứng với các ứng suất xuất hiện trong cốt thép. Khi đó, đầu
    còn lại của cốt thép được cố định nốt vào bệ. Đổ bê tông, đợi cho bê tông đông cứng
    và đạt cường độ cần thiết thì buông cốt thép. Như một lò so bị kéo căng, các cốt thép
    này có xu hướng co ngắn lại và thông qua lực dính giữa thép và bê tông, cấu kiện sẽ
    bị nén với giá trị bằng lực N đã dùng khi kéo cốt thép. Ưu điểm của phương pháp





    San BTCT ULT (Phan Quang Minh)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...