Thạc Sĩ Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương "Dung dịch - sự điện li" lớp 10 chuyên hóa học

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương "Dung dịch - sự điện li" lớp 10 chuyên hóa học​
    Information

    MS: LVHH-PPDH019
    SỐ TRANG: 105
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết TW2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc
    phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
    phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời
    gian tự học, tự nghiên cứu cho HS, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào
    tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.” [22]
    Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
    tự giác, chủ động của HS; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
    tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
    hứng thú học tập cho HS.” [36]
    Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg
    ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá
    phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
    người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự
    thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi
    cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập, .” [51]
    Tăng cường năng lực tự học cho HS là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới PPDH và nâng cao
    chất lượng đào tạo ở các trường THPT. Xuất phát từ đặc điểm của HS nói chung và HS chuyên hóa nói
    riêng, ngoài việc học tập trên lớp các em thường phải dành nhiều thời gian để tự học và tự đọc. Việc
    thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho HS là một biện pháp giúp HS có thể dễ dàng trong việc tự
    học, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
    Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay rất được Đảng và Nhà
    nước ta quan tâm vì nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH.
    Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ (E - BOOK)
    CHƯƠNG “DUNG DỊCH - SỰ ĐIỆN LI” LỚP 10 CHUYÊN HÓA HỌC nhằm hỗ trợ hoạt động
    tự học môn hóa học của HS và góp phần vào việc đổi mới PPDH hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp 10 chuyên hóa giúp HS tự
    học, tự nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
     Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “dung dịch – sự điện li” lớp
    10 chuyên hóa.  Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở các trường THPT chuyên ở Việt Nam.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
    - Tìm hiểu thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
    - Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch - Sự điện li”.
    - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Chương “Dung dịch - Sự điện li” trong chương trình chuyên hóa học lớp 10 THPT.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu thiết kế được e – book chương “Dung dịch – sự điện li” một cách khoa học sẽ tăng cường
    năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp GV
    tiết kiệm thời gian, sức lao động trong việc soạn bài.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
    - Phân tích và tổng hợp.
    - Sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế e – book.
    - Điều tra thực tiễn.
    - Thực nghiệm sư phạm.
    - Dùng thống kê toán học để xử lí kết quả.
    8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
    - Sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế chương “Dung dịch – sự điện li” dưới dạng e-book.
    - Giúp HS có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
    - Giúp GV có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Dung dịch – sự điện li”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...