Luận Văn Thiết kế Rơle trung gian kiểu kín, xoay chiều

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 3/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Máy móc bắt đầu trở thành công cụ lao động của con người từ những ngày đầu của cuộc cách mạng kỹ thuật trong công nghiệp vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Bắt đầu là những máy móc đơn giản (Máy hơi nước) con người đã không ngừng cải tiến phát minh ra những máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, phức tạp, chính xác và năng suất cao. Việc điều khiển máy móc và quản lý sản xuất làm con người mất rất nhiều sức lực, óc thông minh, và độ nhạy bén cao. Do vậy cần phải tạo ra những thiết bị, hệ thống đặc biệt để thay thế toàn bộ hay một phần sức lao động vất vả của con người trong việc theo dõi điều khiển, kiểm tra các quá trình sản xuất.
    Ngành kỹ thuật tạo ra các phương pháp, thiết bị, phương tiện để giải phóng sức lao động của con người trong việc quản lý và điều khiển quá trình sản xuất gọi là tự động hoá và điều khiển tự động.
    Hiện nay tự động hoá và điều khiển tự động ngày càng phát triển mạnh mẽ và phục vụ đắc lực cho con người trong quá trình sản xuất, nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, quốc phòng
    Những thiết bị kỹ thuật dùng để giải quyết các vấn đề tự động hoá và điều khiển tự động là các thiết bị tự động.
    Thiết bị tự động là thiết bị có thể thực hiện một chức năng nào đó mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người. Chúng được xây dựng từ những phần tử tự động khác nhau như: phần tử điện cơ, phần tử từ, phần tử bán dẫn, điện từ, phần tử nhiệt, khí nén thuỷ lực .
    Rơle là một loại khí cụ điện tự động mà đặc tính vào ra có tính chất: tín hiệu đầu ra thay đổi, khi tín hiệu đầu vào đạt được giá trị xác định.
    Rơle được sử dụng rộng rãi trong các sơ đồ điều khiển tự động, truyền động điện, bảo vệ mạch điện, thông tin liên lạc và là phần tử cơ bản cấu tạo nên các phần tử logic.
    Chính vì vậy vai trò cần thiết của sự nghiên cứu, thiết kế rơle là đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao tính năng tự động hoá và tuổi thọ làm việc của chúng không ngừng được cải thiện hơn.
    Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong nhóm khí cụ điện thuộc bộ môn Thiết Bị Điện-Điện Tử Công Suất, Khoa Điện và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo Đặng Chí Dũng, trong khoảng thời gian một học kỳ, em đã hoàn thành được đồ án môn học khí cụ điện, với đề tài" thiết kế Rơle trung gian kiểu kín, xoay chiều".
    Do trình độ hiểu biết có hạn và thời gian hạn chế, cộng với kinh nghiệm thực tế còn rất ít nên em không thể không tránh được các sai xót trong quá trình tính toán và thiết kế. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn.



    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ YÊU CẦU CHUNG KHI THIẾT KẾ
    I. Giới thiệu chung về các khí cụ điện
    II. Các yêu cầu chung khi thiết kế khí cụ điện
    1. Các yêu cầu về kỹ thuật
    2. Các yêu cầu về vận hành
    3. Các yêu cầu về kinh tế xã hội
    4. Các yêu cầu về công nghệ chế tạo

    CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ RƠLE ĐIỆN
    I. Cấu tạo nguyên lý hoạt động, sơ đồ khối của Rơle
    1. Cấu tạo
    2. Sơ đồ động
    3. Nguyên lý hoạt động
    II. Ưu điểm và nhược điểm của rơle trung gian kiểu kín

    CHƯƠNG III: MẠCH VÒNG DẪN ĐIỆN
    I. Sơ luợc về mạch vòng dẫn điện
    II. Thanh dẫn
    1. Tính toán thanh dẫn động
    2. Tính toán thanh dẫn tĩnh
    III. Tiếp điểm
    IV. Đầu nối
    V. Dây dẫn mềm

    CHƯƠNG IV: TÍNH VÀ DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CƠ
    I. Sơ đồ động
    II. Tính toán lò xo
    1. Lò Xo Tiếp Điểm
    2. Tính trọng lượng phần động
    3. Tính lò xo nhả
    III. Tính toán lực qui đổi
    IV. Đường đặc tính cơ được biêu thị như sau

    CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN NAM CHÂM ĐIỆN
    I. Giới thiệu chung về nam châm điện
    II. Tính toán nam châm điện
    1. Chọn kết cấu
    2. Chọn vật liệu từ
    3. Chọn các thông số cường độ từ cảm, hệ số từ rò và hệ số từ tản
    4. Kích thước và thông số của nam châm điện
    5. Tính toán kiểm nghiệm nam châm điện
    6. Tính toán vòng ngắn mạch
    7. Xác định dòng điện trong cuộn dây
    8. Tính toán nhiệt cuộn dây nam châm điện

    CHƯƠNG VI: TÍNH HỆ SỐ NHẢ CỦA NAM CHÂM ĐIỆN
    I. Tính và dựng đặc tính của nam châm điện
    II. Tính hệ số nhả của nam châm điện

    CHƯƠNG VI: CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
    I. Phần làm việc
    1. Mạch vòng dẫn điện
    2. Nam châm điện
    II. Phần chân đế

    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...