Đồ Án Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết trục vít bánh vít

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC VÍT BÁNH VÍT

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D ., file DOC, Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh .Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá .

    THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC VÍT ​​​PHẦN I: CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA MÁY​​​ Khâu chủ động của truyền động bánh vít là trục vít, còn khâu thụ động là bánh vít. Trục vít quay 30 vòng thì bánh vít quay được 1 vòng.
    1-Phân tích chức năng làm việc của chi tiết:
    Trục vít là một chi tiết quan trọng trong nhiều sản phẩm trong ngành sữa chữa máy. Trục vít là chi tiết dùng chủ yếu để truyền chuyển động, biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại. Trục vít có bề mặt cơ bản cần gia công là các bề mặt trụ tròn xoay ngoài và bề mặt răng trục vít. Các bề mặt tròn xoay thường dùng làm mặt lắp ghép. Do vậy các bề mặt này thường được gia công với các độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công.
    Với vật liệu làm bằng thép 40X có thành phần như sau: HB=127;s[SUB]b[/SUB]=1000(N/mm[SUP]2[/SUP]);
    s[SUB]c[/SUB]=800(N/mm[SUP]2[/SUP]);
    C=0.3640.44% Mn=0,540.8
    Si=0,1740.37% Cr=0.8-1.1% B=0.002-0.005%
    [​IMG]
    2-Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết .
    Chi tiết gia công là chi tiết dạng trục:

    Các bề mặt trục có khả năng gia công bằng các dao tiện thông thường.
    Đường kính các cổ trục giảm dần về hai phía.
    Trong trường hợp này then của trục chúng ta phải giữ nguyên kết cấu.
    Kết cấu của trục không đối xứng vì vậy không thể gia công trên máy chép hình thuỷ lực.
    Ta có l/d=211/42<10 nên trục đủ đọ cứng vững.
    Trục là trục vít vì vậy bắt buộc phải gia công trước khi mài khả năng bị biến dạng khi nhiệt luyện là có nhưng vẫn có thể chấp nhận được.
    Khi gia công trục chúng ta phải gia công hai lỗ tâm hai đầu làm chuẩn định vị.
    Không thể thay thế trục bậc bằng trục trơn được bởi vì đây là trục vít chúng ta phải có những bậc để lắp ổ lăn hay lắp trục với các bộ phận khác của máy.
    3. Xác định dạng sản xuất:
    Sản lượng hàng năm N=1000(ct/năm)
    Ta có:
    V[SUB]chi tiết[/SUB]=(35.p.25[SUP]2[/SUP]/4)+(98.p.28[SUP]2[/SUP]/4)+ (20.p.35[SUP]2[/SUP]/4)+ (12.p.40[SUP]2[/SUP]/4)+ (48.p.33[SUP]2[/SUP]/4)+ (65.p.52[SUP]2[/SUP]/4)+ (60.p.33[SUP]2[/SUP]/4)+ (60.p.33[SUP]2[/SUP]/4)+ (12.p.40[SUP]2[/SUP]/4)+ (20.p.35[SUP]2[/SUP]/4)
    = 376391(mm[SUP]3[/SUP])
    g[SUB]thép[/SUB]=7,852(kG/dm[SUP]3[/SUP])
    Trọng lượng của chi tiết là
    Q=V. g=0.3764x7.852 = 2.95555(kG)
    Từ bảng 2-13 TKDACNCTM----> Dạng sản xuất là Đơn chiếc
    4. Chọn phương pháp chế tạo phôi:
    Đối với các chi tiết dạng trục ta dùng vật liệu bao gồm thép các bon như thép
    35,40,45 ;thép hợp kim như thép crôm,crôm-niken;40X;40G;50G
    Trong bài này ta chọn vật liệu để gia công chi tiết trục vít là thép 40X
    Việc chọn phôi để chế tạo trục phụ thuộc vào hình dáng ,kết cấu và sản lượng của loại trục đó.Ví dụ đối với trục trơn thì tốt nhất dùng phôi thanh.Với trục bậc có đường kính chênh nhau không lớn lắm dùng phôi cán nóng
    Trong sản xuất nhỏ và đơn chiếc phôi của trục được chế tạo bằng rèn tự do hoặc rèn tự do trong khuôn đơn giản ,đôi khi có thể dùng phôi cán nóng .Phôi của loại trục lớn được chế tạo bằng cách rèn tự do hoặc hàn ghép từng phần
    Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối phôi của trục được chế tạo bằng dập nóng trên máy dập hoặc ép trên máy ép,với trục bậc có thể rèn trên máy rèn ngang và cũng có thể chế tạo bằng phương pháp đúc
    Đối với chi tiết trục vít ta không nên chọn phôi là phôi đúc vì phôi đúc cho chất lượng bề mặt không tốt với lại chi tiết đúc thường có cơ tính không cao.Chúng ta có thể chọn phôi thanh với độ chính xác có thể chấp nhận được nhưng nhược điểm lớn nhất của loại phôi này là rất tốn vật liệu
    Từ đó ta thấy rằng chọn phôi dập nóng là tốt nhất bởi vì loại phôi này đảm bảo được những tiêu chuẩn như:hình dáng phôi gần với chi tiết gia công ,lượng dư hợp lí,có thể sản xuất phôi hàng loạt,
    5.Chuẩn định vị để gia công chi tiết dạng trục
    Đối với các chi tiết dạng trục yêu cầu về độ đồng tâm giữa các cổ trục là rất quan trọng. Để đảm bảo yêu cầu này, khi gia công trục vít cần phải dùng chuẩn tinh thống nhất.
    Chuẩn thống nhất khi gia công các chi tiết dạng trục là hai lỗ tâm côn ở hai đầu của trục. Dùng hai lỗ tâm côn làm chuẩn có thể hoàn thành việc gia công thô và tinh hầu hết các bề mặt trục
    Khi gia công tinh ta lại lấy chuẩn là hai lỗ tâm,thực hiện bằng cách chống tâm hai đầu,để chống xoay chúng ta dùng thêm một cái tốc ở một đầu
    Khi gia công các phần khác của trục như then,lỗ chúng ta dùng chuẩn là mặt ngoài của trục nhưng được thực hiện bằng cách dùng khối V kết hợp với các chốt tỳ để khống chế đủ số bậc tự do cần thiết
    6. Lượng dư khi gia công:
    I.Lượng dư của phôi cán nóng
    Đối với kích thước l=211mm và các kích thước đường kính ta chọn lượng dư cho phôi như sau
    Lượng dư theo chiều dài là a=2mm
    Lượng dư hướng kính tại mỗi cổ trục là a=2,5mm
    II.Lượng dư cho từng nguyên công
     
Đang tải...