Đồ Án Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết mâm hoa

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM HOA

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D (3D) ., file DOC (DOCX), file báo cáo Powerpoint, Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm quy trình công nghệ và làm đồ gá .

    PHẦN I PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNGI : Nhiệm vụ thiết kế.[​IMG]
    Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết Mâm Hoa:
    II : Phân tích chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết gia công + Qua phân tích chi tiết yêu cầu thiết kế thuộc chi tiết dạng bạc, được sử dụng trong máy khoan hay máy phay
    + Chi tiết này, được thiết kế với lỗ được sử dụng để lắp trục,và côn ,3 lỗ bậc Ø18 × Ø11 dùng để lắp ghép chi tiết với một bàn máy khác . Ngoài ra có 6 rãnh chỹ T dùng để cho bu lông vào để gá đặt một chi tiết nào đó
    + Trên chi tiết thân mâm hoa có những mặt không gia công nhưng lại có những mặt cần gia công đạt độ chính xác cao. Các kích thước cần được đảm bảo là đảm bảo là độ vuông góc, độ song song của các mặt và các lỗ, nhất là độ chính xác của lỗ Ø40 và hai mặt F , E. Bởi Ø40 dùng để định tâm chi tiết gá đặt lên mâm hoa.
    III : Phân tích độ chính xác gia công1 : Vật liệu + Ta chọn vật liệu là Thép C45 có thành phần hóa học như sau:
    [TABLE="width: 570"]
    [TR]
    [TD]Mác thép​[/TD]
    [TD]C​[/TD]
    [TD]Si​[/TD]
    [TD]Mn​[/TD]
    [TD]P £​[/TD]
    [TD]S £​[/TD]
    [TD]Cr​[/TD]
    [TD]Ni​[/TD]
    [TD]Cu​[/TD]
    [TD]TpK​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]45​[/TD]
    [TD]0,42~0,50​[/TD]
    [TD]0,17~0,37​[/TD]
    [TD]0,50~0,80​[/TD]
    [TD]0,035​[/TD]
    [TD]0,04​[/TD]
    [TD]£ 0,25​[/TD]
    [TD]£ 0,25​[/TD]
    [TD]£ 0,25​[/TD]
    [TD] ​[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    + Tính chất cơ học của Thép C45
    [TABLE="width: 570"]
    [TR]
    [TD]Mác thép​[/TD]
    [TD]Trạng thái nhiệt luyện​[/TD]
    [TD="colspan: 5"]Cơ tính, ³​[/TD]
    [TD="colspan: 2"]Độ cứng (HBS)​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]s[SUB]b[/SUB]/MPa​[/TD]
    [TD]st/Mpa​[/TD]
    [TD]d[SUB]5 ,[/SUB]%​[/TD]
    [TD]Y, %​[/TD]
    [TD]ak/J*cm[SUP]-[/SUP][SUP]2[/SUP]​[/TD]
    [TD]Cán nóng​[/TD]
    [TD]Ủ hoặc rấm nhiệt độ cao​[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]45​[/TD]
    [TD]Thường hoá​[/TD]
    [TD]598​[/TD]
    [TD]353​[/TD]
    [TD]16​[/TD]
    [TD]40​[/TD]
    [TD]49​[/TD]
    [TD]229​[/TD]
    [TD]197​[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    + Thép C45 có tính đàn hồi tốt, giễ chế tạo
    2 : Phân tích độ chính xác của kích thướca). Kích thước
    - Kích thước có chỉ dẫn :
    + Kích thước Ø40 ± 0.01
    ES = 0,01 mm EI = 0.01 mm
    =>TD = ES – EI = 0,01+0.01 = 0,02 mm
    Tra bảng 1.14 trang 18 sách Sổ tay Dung Sai Lắp Ghép :
    Dung sai miền lỗ H => Cấp chính xác 8
    + Kích thước 18[SUP] +0,1[/SUP]
    ES = 0,1 mm EI = 0 mm
    =>TD = ES – EI = 0,1- 0 = 0,1mm
    Tra bảng 1.14 trang 18 sách Sổ Tay Dung Sai Lắp ghép:
    Dung sai miền lỗ H => Cấp chính xác 9
    + Kích thước 255[SUP]+0,13[/SUP]
    ES =0,13 mm EI =0 mm
    => TD = ES – EI = 0,13
    Tra bảng 1.4 trang 4 sách Sổ tay Dung Sai Lắp ghép :
    => Cấp chính xác 12
    + Kích thước 115[SUP] +0,1[/SUP]
    ES =0,1 mm EI =0 mm
    => TD = ES – EI = 0,1
    Tra bảng 1.4 trang 4 Sách Sổ tay Dung sai Lắp ghép:
    => Cấp chính xác 12
    + Kích thước 22[SUP]+0.1[/SUP][SUB]-0.2[/SUB]
    ES =0.1 mm EI =0.2 mm
    => TD = ES – EI = 0.3
    Tra bảng 1.4 trang 4 Sách Sổ tay Dung sai Lắp ghép:
    => Cấp chính xác 12
    + Kích thước 35[SUP]+0.015[/SUP][SUB]-0.01[/SUB]
    I: Chọn vật liệu phôi + Vật liệu được chọn là thép C45.
    + Thép C45 cơ tính tốt
    II: Chọn phương pháp chế tạo phôi.Chi tiết dạng bạc. Thép C45 được chế tạo bằng các phương pháp sau
    Trong đúc phôi có những phương pháp sau:
    + Đúc trong khuôn cát - mẫu gỗ:
    [​IMG]
    - Chất lượng bề mặt đúc không cao, giá thành tương đối thấp, trang thiết bị đơn giản, công việc làm khuôn bằng máy thích hợp sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ .
    - Loại phôi này có cấp chính xác IT16 ® IT17
    - Độ nhám bề mặt: R[SUB]z[/SUB]=160mm
    => Phương pháp này cho năng suất trung bình, chất lượng bề mặt không cao, gây khó khăn trong các bước gia công tiếp theo.
    + Đúc trong khuôn cát – mẫu kim loại:
    - Nếu công việc làm khuôn được thực hiện bằng máy thì có cấp chính xác khá cao, giá thành cao hơn so với đúc trong khuôn cát – mẫu gỗ vì giá thành tạo khuôn cao.
    - Cấp chính xác của phôi: IT15 ® IT16
    - Độ nhám bề mặt: R[SUB]z[/SUB]=80mm.
    => Chất lượng của bề mặt tốt hơn phương pháp đúc với mẫu gỗ, đúc được các chi tiết có hình dạng phức tạp, năng suất phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa và hàng loạt lớn .
    + Đúc trong khuôn kim loại:
    - Độ chính xác cao, giá thành đầu tư thiết bị lớn, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết nên sản lượng nhỏ, tiết kiệm được vật liệu nhưng giá thành sản phẩm cao.
    - Cấp chính xác phôi: IT14 ® IT15.
    - Độ nhám bề mặt: R[SUB]z­[/SUB]= 40mm.
    => Phương pháp này cho năng suất cao, đặc tính kỹ thuật của chi tiết tốt nhưng giá thành sản phẩm cao nên không phù hợp với sản xuất hàng loạt vừa.
    + Đúc áp lực:
    - Dùng áp lực lớn để điền đầy kim loại vào lòng khuôn.
    - Hợp kim đúc dưới áp lực thường là hợp kim Thiếc, Chì, Kẽm, Mg, Al, Cu.
    [​IMG]
    - Đúc dưới áp lực thường dùng các chi tiết phức tạp như: Vỏ bơm xăng, dầu, nắp buồng ép, van dẫn khí
    - Trang thiết bị đắt nên giá thành sản phẩm cao. Đặc tính kỹ thuật tốt nhưng đối với dạng sản xuất hàng loạt vừa hiệu quả kinh tế không cao.
    + Đúc trong khuôn vỏ mỏng:
    - Là dạng đúc trong khuôn cát nhưng thành khuôn mỏng chừng 6 – 8 mm.
    - Có thể đúc được gang, thép, kim loại màu như khuôn cát, khối lượng vật đúc đến 100 kg.
    - Dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
    Kết luận:
    Với những yêu cầu của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất ta chọn phương pháp chế tạo phôi đúc trong khuôn cát mẫu kim loại làm khuôn bằng máy.
    - Phôi đúc đạt cấp chính xác là II.
    - Cấp chính xác là kích thước IT15 – IT17.
    - Độ nhám bề mặt: R[SUB]z[/SUB]=80mm
    III: Xác định lượng dư gia côngChi tiết được chế tạo bằng thép ( C45 ), được đúc trong khuôn cát – mẩu kim loại, làm khuôn bằng máy, mặt phân khuôn nằm ngang.
    - Ta có :
    + Kích thước lớn nhất của chi tiết : 250mm
    + Kích thước danh nghĩa là : 250mm
    +Cấp chính xác II
    => Lượng dư Ø250 là 4mm và có dung sai là ±1.0
    => Lượng dư phần rỗng Ø40 xem như là lượng dư mặt bên nên có lượng dư =4mm và có dung sai là ±1.0
    => Lượng dư hai mặt E, F là = 4.5
    IV: Tính khối lượng phôi.Sau khi vẽ hoàn thành bản vẽ chi tiết lồng phôi, ta tính trọng lượng của chi tiết lồng phôi theo công thức sau:
    M[SUB]ph[/SUB]= V. g (kg)
    Trong đó: M[SUB]ph[/SUB]: trọng lượng chi tiết
    V : thể tích của chi tiết
    I: Xác định đường lối công nghệ. + Sau khi phân tích kết cấu của chi tiết, dạng sản suất là hàng loạt vừa và trong điều kiện sản xuất nước ta hiện nay, ta chọn phương án phân tán nguyên công, sử dụng nhiều đồ gá chuyên dùng để gia công chi tiết trên các máy vạn năng thông dụng.
    II: Biện luận và tính toán quy trình công nghệ
     
Đang tải...