Đồ Án Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết giá đỡ trục bậc

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GIÁ ĐỠ TRỤC BẬC

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D (3D) ., file DOC (DOCX), Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh .Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá .

    PHẦN 1: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
    1.Công dụng của chi tiết :
    Chi tiết gia công có dạng hộp dùng để làm giá đỡ trục
    - Mặt đáy được gắn vào thân máy nhờ 2 rãnh R10 hai bên đầu ,
    - Trục gắn với nó thông qua lỗF=40cm và lỗF=60cm( lắp bạc )
    [​IMG]
    vì thế cấp chính xác, độ bóng , độ song song giữa các lỗ và độ vuông góc giữa các lỗ và các mặt đầu phải được bảo đảm
    2. Các yêu cầu kỹ thuật :
    Chi tiết gia công dạng hộp ,mặt làm việc chính là 2 lỗ F=40mm và lỗ F=60mm , dựa vào 2 mặt làm việc chính đó để ta gia công các mặt còn lại cho đam’ bảo yêu cầu kỹ thuật .
    -Vị trí tương đối giữa các bề mặt:
    Độ không vuông góc giữa các mặt đầu, mặt đáy so với đường tâm lỗ là : 0.035/100mm
    Độ nhám bề mặt :
    + mặt (1) là mặt đáy ,nó tiếp xúc với thân máy có Rz 20
    + Mặt (2) là bề mặt định vị có Rz40
    + Mặt số (3) cũng là bề mặt định vị có Rz40
    + Mặt số (4) là mặt tiếp xúc nên có Rz20
    + Hai lỗ F=40 và F=60 là 2 lỗ tiếp xúc với trục và bac , đây cũng là 2 bề mặt làm việc chính nên có độ nhám tương đối cao Ra1.25
    +Các bề mặt còn lại không gia công có đô nhám Rz 80
    + các góc lượn R3mm
    3. Vật liệu chi tiết:
    - Chi tiết là gang xám,ký hiệu GX 15-32, theo {8,trang 237, bang 11} ta có các thông số sau :

    Giới hạn bền kéo 150 N/mm[SUP]2[/SUP]

    VẬT LIỆU và PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
    I. Vật liệu:
    Với chi tiết ổ đỡ trục ,vật liệu chế tạo là gang xám GX 15-32, grafit dạng tấm thô, ta có bảng thành phần hóa học như sau:


    [TABLE="width: 611"]
    [TR]
    [TD]Mác Gang
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"] Độ bền
    [/TD]
    [TD]Độ cứng HB
    [/TD]
    [TD="colspan: 5"] Thành phần hóa học(%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kéo
    [/TD]
    [TD]Uốn
    [/TD]
    [TD] C
    [/TD]
    [TD] Si
    [/TD]
    [TD] Mn
    [/TD]
    [TD] P
    [/TD]
    [TD] S
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"] Không quá
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GX 15-32
    [/TD]
    [TD] 15
    [/TD]
    [TD] 32
    [/TD]
    [TD] 190
    [/TD]
    [TD] 3,6
    [/TD]
    [TD] 2,2
    [/TD]
    [TD] 0,6
    [/TD]
    [TD] 0,3
    [/TD]
    [TD] 0,15
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ( Sách thiết kế đúc - trang 48)
    II. Phương pháp chế tạo phôi:
    Vật liệu chế tạo chi tiết là gang xám ,cùng với việc chi tiết được sản xuất dạng hàng loạt lớn nên chi tiết được đúc với cấp chính xác 2 , cấp chính xác kích thước IT 15- IT 16, thuộc nhóm phức tạp II. Chi tiết được đúc trong khuôn cát, có lõi làm bằng kim loại , với mặt phân khuôn nằm ngang,
    sai lệch cho phép về kích thước chi tiết đúc: 0,8mm (Bảng 3-3 trang 174 sổ tay CNCTM tập 1)
    lương dư gia công lớn nhất để gia công cơ khí :3,5mm(Bảng trang sách thiết kế đúc)
    sai lệch cho phép về khối lượng
    Dung sai kích thước chi tiết đúc (mm) lấy theo IT 15:
    [​IMG]
    4.Phân tích và chọn quy trình công nghệ:
    Qua 2 quy trình công nghệ được trình bày như trên ta rút ra nhân xét:, cả 2 qui trình công nghệ có các bước nguyên công gần giống nhau, mỗi qui trình đều có ưu và nhược điểm, tuy nhiên qui trình công nghệ thứ 1 có nhiều ưu điểm hơn,
    [​IMG]
    -trình tư gia công hợp lí hơn
    - phân tán nguyên công ,thích hợp với qui trình công nghệ
    -các sai số trong quá trình gia công ít xuất hiện ,đặc biệt là ở nguyên công khoét lỗ ,
    - tạo được chuẩn tinh ở lổ , để gia công các bề mặt còn lại chính xác ,và dễ dàng hơn
    -về mặt tính toán thiết kế đồ gá cũng thuận tiện và đơn giản hơn
    Phần 4: THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG
    [​IMG]
    I. Nguyên công 1: Phay mặt phẳng số 1:

    THIẾT KẾ ĐỒ GÁ CÔNG NGHỆ
    1. Kết cấu đồ gá:
    Đây là nguyên công khoét, doa nên đòi hỏi độ chính xác, độ cứng vững của đồ gá. Các yếu tố này phải đạt những yêu cầu trong tính toán mới đảm bảo được độ chính xác trong suốt quá trình gia công
    Đồ gá cho nguyên công này sử dụng cơ cấu kẹp chặt bằng 2 mỏ kẹp di trượt bằng thép 45, thông qua 2 bu lông và đòn kẹp liên động, đầu mỏ kẹp tựa lên chi tiết gia công, đuôi mỏ kẹp tựa lên chốt tì phụ. Chi tiết gia công được hạn chế 6 bậc tự do, bởi 2 phiến tì, 1 chốt trụ, 1 chốt trám, Chi tiết gia công được kẹp chặt khi ta siết đai ốcM , lực siết bu lông sẽ làm đai ốc M có chiều hướng đi lên mang theo đòn liên động và rút mỏ kẹp xuống, chi tiết được kẹp chặt vào phiến tì và thân đồ gá
    [​IMG]
    Bạc dẫn hướng có tác dụng dẫn hướng cho mũi khoét và mũi doa đi đúng vào tâm lỗ cần gia công, bạc dẫn hướng có thể thaó lắp nhanh và lắp vào giá đỡ có cơ cấu bản lề
    +Thành phần của đồ gá:
    Định vị:

    2 phiến tì
    1 chốt trụ
    1 chốt trám
    Cơ cấu kẹp chặt

    2 mỏ kẹp di trượt


    [​IMG]
     
Đang tải...