Đồ Án Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết dao xọc

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DAO XỌC

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D ., Bản thuyết minh file DOC (DOCX), Bản vẽ chi tiết sản phẩm, .Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá .

    CHƯƠNG :I Thiết kế dao xọc răng hình đĩa
    Gia công báng răng thẳng răng ngoài
    I/. Giới thiệu về dao xọc răng
    Dao xọc răng được dùng để gia công bánh răng thẳng răng nghiêng ăn khớp trong , ăn khớp ngoài , bánh răng bậc , bánh răng chữ V .Quá trình cắt theo nguyên lý bao hình , nhắc lại sự ăn khớp của bánh răng và bánh răng . Dao xọc răng được coi như là bánh răng có tâm tích là đường tròn.
    Trong quá trình gia công tâm tích bánh răng (vòng tròn) và tâm tích dao xọc răng (vòng tròn) lăn không trượt lên nhau.
    Dao xọc thường có các loại sau.
    1.Dao xọc răng hình đĩa
    2.Dao xọc răng hình cốc
    3.Dao xọc răng chuôi liền
    4.Dao xọc răng nghiêng để cắt bánh răng nghiêng
    5.Các loại dạc răng nghiêng để cắt bánh răng chữ V
    [​IMG]
    II. Thiết kế dao
    1, Nguyên lý thiết kế và kết cấu dao xọc răng.
    Dao xọc răng được coi như là bánh răng trong quá trình cắt ăn khớp với bánh răng gia công.Nhưng muốn cắt được thì dao xọc cần phải có lưỡi cắt , nó được tạo ra bởi giao tuyến của mặt trước và mặt sau, tại các điểm trên lưỡi cắt phải có góc trước và góc sau. Để có thể cắt được góc trước và góc sau của dao xọc phải lớn hơn không.Cho nên nếu dao xọc là bánh răng
    thông thường (góc trước và góc sau bằng không) thì không thể cắt được bánh răng gia công. Mặt khác dao xọc khi mòn được mài sắc lại theo mặt trước để tạo ra lưỡi cắt mới. Khi đó profin lưỡi cắt của dao xọc phải đảm bảo đồng nhất với profin của lưỡi cắt ban đầu (khi cha mài lại).Đồng thời để tăng tuổi thọ của dao thì số lần mài lại phải lớn đến giới hạn cho phép.
    Giả thiết mặt sau của dao xọc được tạo thành bởi thanh răng khởi thuỷ
    có góc trước bằng không và mặt trước của nó thẳng góc với trục dao xọc
    Khi tạo thành profin răng dao xọc tâm tích của thanh sẽ lăn không
    trượt theo vòng tròn tâm tích của bánh răng (dao xọc).
    Để lưỡi cắt của dao xọc có góc profin dương thì thanh răng phải chuyển
    động theo phương không song song với trục của dao xọc mà nghiêng với trục của dao xọc một góc . Khi đó chuyển động tạo hình răng vẫn không
    thay đổi có nghĩa là profin răng dao xọc không thay đổi trên toàn bộ chiều
    dày răng dao xọc . Với chuyển động như thế , mặt ngoài (mặt đỉnh răng)
    của dao xọc được tạo thành sẽ là bề mặt côn và lỡi cắt ở đỉnh dao xọc
    có góc sau là a[SUB]đ[/SUB] bằng góc giữa trục dao xọc và phương chuyển động tịnh tiến của thanh răng.
    Các cạnh bên của thanh răng khi chuyển động sẽ tạo hình các bề mặt bên của dao xọc . Ta khảo sát ở tiết diện I-I vuông góc với trục dao xọc . ở tiết diện đó đường trung bình của thanh răng khởi thuỷ và vòng tròn tâm tích
    (vòng lăn) của dao xọc tiếp xúc với nhau . Có nghĩa là đường trung bình của thanh răng trùng với đường tâm tích của thanh răng .Trong tiết diện đó
    của dao xọc kết quả của quá trình tạo hình sẽ được profin không dịch chỉnh 1 của dao xọc . Tiết diện I-I đó được gọi là tiết diện khởi thuỷ.
    Các kích thước cơ bản của răng dao xọc ở tiết diện khởi thuỷ tương ứng
    với kích thước của thanh răng dụng cụ tiêu chuẩn.
    Chiều cao đầu răng h'[SUB]u[/SUB] = 1,25 x m
    Chiều cao chân răng h "[SUB]u[/SUB] = 1,25 x m
    Chiều dày răng theo cung vòng tròn tâm tích (vòng lăn) bằng chiều rộng rãnh thanh răng theo đường thẳng tâm tích (đường lăn).
     
Đang tải...