Đồ Án Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết càng gạt đôi lệch góc 135 độ

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT CÀNG GẠT ĐÔI LỆCH GÓC 135 ĐỘ

    500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD , file DOC (DOCX), file báo cáo Powerpoint, Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá .

    [​IMG]
    Chương I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG​​​- Mục đích của phần này là xem kết cấu và các điều kiện kỹ thuật cho trong bản vẽ chi tiết có phù hợp hay không với chức năng phục vụ và khả năng chế tạo
    2.1 Phân tích chi tiết gia công:
    - Chi tiết này là một chi tiết càng gạt.
    - Chi tiết dạng càng thường có chức năng biến đổi chuyển động của chi tiết này (pittông động cơ đốt trong ) thành chuyển động quay của chi tiết khác ngoài ra còn có tác dụng để đẩy bánh răng khi thay đổi tỉ số truyền trong các hộp tốc độ.
    2.2 Phân tích kỹ thuật:
    - Vật liệu chế tạo : Gang Xám 15 – 32
    - Độ cứng HB: 182 199
    - Gang xám là hỗn hợp giữa Sắt với Cacbon và có chứa một số nguyên tố như (0.5¸4.5)% Si, (0.4¸0.6)% Mn, 0.8% P, 0.12% S .
    - Gang xám có độ bền nén cao, chịu mài mòn, tính đúc tốt, có góp phần làm giảm rung động nên được sử dụng nhiều trong chế tạo máy.
    - Trong quá trình làm việc chi tiết chủ yếu là chịu nén nên chi tiết được làm bằng gang xám là phù hợp.
    - Yêu cầu kỹ thuật: độ không phẳng, không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0,05 mm trên 100mm chiều dài.
    - Dung sai khoảng cách giữa các lỗ phụ thuộc vào chức năng làm việc của nó.
    - Độ không đồng tâm giữa các lỗ tâm không quá 0,02.
    - Độ không vuông góc giữa các mặt đầu và tâm lỗ không vựot quá 0,05mm trên 100mm chiều dài.
    2.3 Tính công nghệ chi tiết càng gạt:
    - Chú ý độ cứng vững của càng.
    - Những bề mặt lắp ráp với chi tiết khác nên quan tâm đến độ bóng, độ nhấp nhô.
    -Các kết cấu chi tiết không gây khó khăn trong quá trình gia công. Trong quá trình gia công ta sử dụng các phương pháp: phay, khoét, doa hợp lý cho những bề mặt để đạt được những yêu cầu đặt ra
    Chương II: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
    - Mục đích của chương này là xác định hình thức tổ chức sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa, hàng loạt lớn, hàng khối) để từ đó cải thiện tính công nghệ của chi tiết, chọn phương pháp chế tạo phôi thích hợp, chọn thiết bị hợp lý để gia công chi tiết.
    - Để thực hiện điều này trước hết ta cần xác định sản lượng chi tiết cần chế tạo trong một năm của nhà máy theo công thức sau [trang 12 Sách Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy, công thức 2]:
    + : số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch : .
    + : số lượng chi tiết như nhau trong một sản phẩm : .
    + : độ phế phẩm chủ yếu trong xưởng đúc, rèn : .
    + : số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ :
    - Vậy:
    V : thể tích của chi tiết
    Ta phân tích chi tiết ra thành các phần với thể tích V1,V2,V3 .sau đó tính riêng từng thể tích rối cộng lại ta được : V = 0.5714
    Vậy : M = 0.5714.7 = 4 (kg)
    - Vậy theo bảng thống kê [2], trang 13 thì dạng sản xuất của chi tiết là hàng khối.
    Kết luận: Vì là dạng sản xuất hàng khối nên khi thiết kế quy trình công nghệ ta phải phân tích thật kỹ, để gia công đạt năng xuất cao ta phải chọn máy chuyên dùng hoặc đồ gá chuyên dùng trên máy vạn năng.
     
Đang tải...