Chuyên Đề Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3.1. Qui mô, tính chất trong thiết kế quy hoạch đô thị
    3.1.1. Qui mô dân số và qui mô đô thị
    1/ Qui mô dân số đô thị, mật độ dân số và phương pháp tính toán a/ Qui mô dân số
    - Qui mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân tạm trú trên
    6 tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn
    - Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức
    Trong đó
    N0 - số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người)
    Nt -Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người)
    m - Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
    b/ Mật độ dân số
    - Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
    - Mật độ dân số được xác định theo công thức sau

    Trong đó
    D - Mật độ dân số (người / km2) N- Dân sô đô thị (N= N1 + N0)
    S - Diện tích đất đô thị (km2)
    - Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất dành để xây công trình, không bao gồm đất nông nghiệp.
    2/ Qui mô hợp lí của một đô thị
    Một đô thị có qui mô hợp lí khi các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và thiên nhiên cho phép đảm bảo tốt nhất về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian đô thị, cảnh quan và môi trường đô thị với những chi phí xây dựng và quản lí đô thị ít tốn kém nhất.
    Có thể xây dựng và tìm được những qui mô tối ưu cho từng đơn vị trong đô thị, cho những giai đoạn phát triển như đơn vị tối ưu, đơn vị sản xuất tối ưu, đơn vị đô thị tối ưu.


    Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị cần chú ý đến yếu tố kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội và chính sách, môi trường sinh thái, an ninh, an toàn xã hội, thẩm mĩ kiến trúc đối với đô thị và đơn vị đô thị.
    Qui mô đô thị hợp lí chỉ hợp lí trong khoảng không gian nhất định và có phạm vi dao động rất lớn về dân số (từ 50.000 - 350.000 người)
    Khi nghiên cứu về qui mô đô thị cần chú ý đến các yếu tố chủ yếu sau
    + Tổ chức sản xuất (sản xuất công nghiệp)
    + Tổ chức đời sống dân cư
    + Tổ chức giao thông
    + Tổ chức mạng lưới công trình kỹ thuật đô thị
    + Tổ chức bảo vệ môi truờng và cảnh quan
    + Phân bố về sử dụng đất đai xây dựng
    + Hoàn thiện kỹ thuật và đất đai xây dựng
    + Quản lí kinh tế đô thị
    3.1.2. Tính chất của đô thị
    1/ ý nghĩa của việc xây dựng tính chất đô thị
    - Tính chất của đô thị nói lên vai trò, nhiệm vụ của đô thị với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đô thị đó.
    - Tính chất của đô thị có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nhân khẩu, bố cục đất đai. Tổ chức hệ thống giao thông và công trình phục vụ công cộng .v v và nó còn ảnh hưởng đến hướng phát triển của thành phố.
    2/ Cơ sở để xây dựng tính chất của đô thị
    - Phương hướng phát triển kinh tế của Nhà nước
    Toàn bộ những yêu cầu và chỉ tiêu đặt ra cho từng vùng chức năng trong phạm vi cả nước dựa trên những số liệu điều tra cơ bản và chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển hài hòa và cân đối giữa các vùng với nhau, tận dụng tối đa tiềm năng và sức lao động trên toàn quốc
    - Vị trí của đô thị quy hoạch trong vùng lãnh thổ
    Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các đô thị và các vùng lân cận. Chính mối quan hệ về kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội là nhân tố xây dựng vai trò của đô thị với vùng.
    - Điều kiện tự nhiên
    Dựa trên cơ sở đánh giá về những khả năng tài nguyên thiên nhiên, địa lí phong cảnh, điều kiện địa hình, thì có thể xác định những yếu tố thuận lợi nhất ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động về mọi mặt của thành phố.
    - Dựa trên tính chất riêng của đô thị vị trí, vai trò và tính chất khai thác ở đô thị về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và môi trường mà có thể phân ra các loại đô thị như đô thị công nghiệp, đô thị giao thông, đô thị hành chính và đô thị du lịch.


    3.2. Đánh giá hiện trạng đất đai
    3.2.1. Tình hình sử dụng đất đô thị ở Việt Nam
    Việt Nam có tổng diện tích 331.600 km2, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 0,11 ha/người và bằng 1/3 mức trung bình của thế giới.
    - Mật độ dân số ở thành phố Hồ Chí Minh rất cao 1808 người/km, Hà Nội 1373 người/km; Thái Bình 1093 người/km.
    - Hiệu quả sử dụng đất còn thấp xét về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi truờng.
    - Cần giải quyết vấn đề sau:
    +/ Có chính sách hợp lí trên địa bàn toàn quốc và từng địa bàn lãnh thổ nói riêng để đảm bảo việc sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế.
    +/ Phát triển các đô thị phải có chính sách quản lí và sử dụng đất hợp lí.
    3.2.2. Đánh giá tổng hợp đất đai xây dựng đô thị
    - Yếu tố điều kiện tự nhiên là Khí hậu, khí tượng, địa chất công trình, địa chất thủy văn .

    - Yếu tố về giá trị kinh tế đất là thổ nhưỡng, thảm thực vật, năng suất, số lượng, .
    - Các yếu tố về kinh tế - xã hội: Mật độ dân số, quyền sở hữu về sử dụng đất, vị trí và sức thu hút.
    - Về hạ tầng xã hội là nhà ở, dịch vụ công cộng, trung tâm thương nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở giải trí, cơ sở việc làm.
    - Về hạ tầng kĩ thuật: nguồn nước, nguồn năng lượng, giao thông vận tải, khả năng cấp thoát nước .
    - Về sinh thái môi trường: các nguồn ô nhiễm, tệ nạn xã hội, xử lí rác, nghĩa địa .
    * Trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, người ta dùng phương pháp kẻ ô vuông trên bản đồ để đánh giá đất đai, ô lớn hoặc ô bé sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ sử dụng và qui mô đất, phạm vi nghiên cứu.
    * Ứng dụng hệ thống tin học là hệ thống thông tin toàn cầu GPS hệ thống địa lí
    GIS, POMAP, . dùng cho quy hoạch vùng.
    Tóm lại Chọn đất có vị trí hợp lí sẽ có tác dụng lớn cho mọi hoạt động và phát triển đô thị về tổ chức đời sống, tổ chức sản xuất, giảm giá thành xây dựng, cải tạo cảnh quan và môi trường đô thị phong phú, hấp dẫn.
    3.2.3. Chọn đất đai xây dựng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...