Thạc Sĩ Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết dạng càng​

    Information

    LỜI NÓI ĐẦU


    Qui trình công nghệ chế tạo chi tiết dạng càng cần đạt yêu cầu về các mặt đầu, độ song song của các lỗ với nhau. Từ các yêu cầu trên, ta phả i thiết kế một qui trình công nghệ hợp lý từ khâu tạo phôi đến khâu tạo thành chi tiết hồn chỉnh.

    Trên cơ sở đó ta phải thiết kế đồ gá, tính chế độ cắt và xác định thời gian gia công cơ bản cho từng nguyên công một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao nhất. Những yêu cầu trên được thể hiện trong : ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG CÀNG.

    Các số liệu, thông số do tra bảng hoặc tính tốn đều dựa vào các tài liệu và kinh nghiệm của thầy hướng dẫn .

    Một sản phẩm có thể có nhiều phương án công nghệ khác nhau việc thiết kế quy trình công nghệ còn so sánh và chọn lọc ra được một phương án công nghệ hợp lý nhất đảm bảo yêu cầu về chất lượng, giá thành rẻ, thời gian, đáp ứng nhu cầu xã hội.

    Tuy nhiên, do còn yếu kém về kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình tính tốn cũng như chọn các số liệu. Em rất mong thầy cô góp ý, bổ sung để kiến thức của em được vững vàng hơn .



    Sinh viên thực hiện.

    Nguyễn Hữu Tuấn Việt

    Hồng Minh Tý




    Chương I: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG

    1.Công dụng của chi tiết :

    - Chi tiết gia công có dạng càng dùng để điều chỉnh sự hoạt động của các chi tiết gắn vào với nó, nó chuyền động được nhờ một trục gắn vào lỗ làm việc chính có đường kính  = 30mm (lỗ 4) và được gắn chặt nhờ then gắn chặt trục. Nhờ trục này sẽ điều khiển được các chi tiết khác gắn vào hai lỗ ở hai đầu càng có đường kính lần lượt là  = 16mm và rãnh dài = 9mm

    - Độ vuông góc giữa đườøng tâm của lỗ và mặt đầu cần phải được bảo đảm.

    2. Các yêu cầu kỹ thuật :

    - Các chi tiết gia công thuộc họ càng và ta chọn lỗ  = 30mm là mặt làm việc chính dựa vào bề mặt làm việc chính để gia công các lỗ còn lại (lỗ 2 và lỗ 6)

    - Vị trí tương quan giữa các bề mặt: Độ song song giữa lỗ làm việc chính so với hai lỗ ở hai đầu càng là 0.1/100 mm

    - Độ nhám bề mặt:

    + Lỗ (4) có  = 30mm làm việc chính có độ nhám bề mặt tương đối cao Ra= 1.6m

    + Lỗ(2) và(6) có  = 16mm và  = 9mm ở hai đầu hai đầu càng có độ nhám thấp hơn Ra= 2.5m

    + Các bề mặt 1-3-5-7-9- và 10 có độ nhám Ra= 3.2m

    + Các bề mặt còn lại không gia công có Rz= 80m

    + Các góc lượn R= 3mm

    -Các kích thước không ghi chế tạo theo cấp chính xác  IT15/2.

    3. Vật liệu chi tiết:

    - Chi tiết là gang xám,ký hiệu GX 15-32, theo {8,trang 237, bang 11} ta có các thông số sau :

    ã Giới hạn bền kéo 150 N/mm2

    ã Độ giãn dài   0,5%

    ã Giới hạn bền uốn 320 N/mm2

    ã Giới hạn bền nén 600 N/mm2

    ã Độ cứng 170-229 HB, chọn HB = 190

    ã Dạng grafit: tấm nhỏ mịn

    Tính chất hóa-lý đủ đáp ứng chức năng phục vụ và công nghệ chế tạo

    Kết luận



    “QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT CÀNG” đã được thiết lập gồm có tám nguyên công cùng với trình tự các bước công nghệ ở từng nguyên công.

    QTCN này có nhược điểm là không tận dụng các trang thiết bị hiện đại có dây chuyền tự động hóa. Tuy vậy bù lại, QTCN được thiết lập đơn giản, dễ dàng sử dụng, thời gian gia công nhỏ, bậc thợ không cao, đảm bảo được chỉ tiêu về kinh tế.

    Tồn bộ công việc thiết kế đồ án được thực hiện trong thời gian khá ngắn, lại thiếu kinh nghiệm, tài liệu tra cứu. Do đó, đồ án nàyhẳn còn nhiều sai sót. Rất mong thầy cô cho em ý kiến bổ sung để nâng cao kiến thức và để quy trình công nghệ được hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm gia công và đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt hơn.

    Trong quá trình thực hiện, đồ án này của em được hồn thành với sự hướng dẫn của thầy Trần Hải Nam. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy để em hồn thành đồ án này được đúng thời hạn ./.



    Ngày hồn thành:

    Ngày 22 tháng 12 năm 2004.
     
Đang tải...