Luận Văn Thiết kế phương án tổ chức thi công trường Mẫu giáo Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉ

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2

    2.1. Tình hình xây dựng cơ bản của nước ta hiện nay 2
    2.2. Khái niệm, cơ sở, nguyên tắc và vai trò thiết kế phương án tổ chức thi công xây dựng. 2
    2.2.1. Khái niệm thiết kế phương án tổ chức thi công. 2
    2.2.2. Cơ sở thiết kế phương án tổ chức thi công. 2
    2.2.3. Nguyên tắc thiết kế tổ chức thi công. 3
    2.2.4. Vai trò của thiết kế tổ chức thi công. 3
    2.3. Tình hình tổ chức thi công hiện nay. 3
    2.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    2.4.1. Mục đích nghiên cứu. 4
    2.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
    PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 5
    3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. 5
    3.3. Phương pháp tính toán thiết kế. 5
    3.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 5
    3.5. Phương pháp xâm nhập thực tế. 5
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực xây dựng công trình 6
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng. 6
    4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. 6
    4.2. Giới thiệu về công trình. 7
    4.2.1. Vị trí xây dựng công trình: 7
    4.2.2. Mục đích xây dựng công trình: 7
    4.2.3. Vị trí, đặc điểm quy mô công trình. 7
    4.3. Công tác chuẩn bị. 8
    4.3.1. Mục đích của việc bố trí mặt bằng thi công. 8
    4.3.2. Điện nước công trường. 8
    4.3.3. Vật tư, vật liệu chủ yếu. 8
    4.3.4. Nhân lực. 9
    4.4. Phân tích, lựa chọn giải pháp công nghệ, biện pháp kỹ thuật thi công các kết cấu. 9
    4.4.1. Chọn phương pháp thi công phần ngầm 9
    4.4.2. Chọn phương pháp thi công bê tông. 10
    4.4.3. Chọn phương án cốp pha, giàn giáo. 11
    4.4.4. Chọn phương án gia công, vận chuyển thép. 11
    4.5. Kỹ thuật thi công phần ngầm. 11
    4.5.1. Công tác đào đất. 11
    4.5.2. Thi công phần móng 13
    4.6. Thi công phần thân. 25
    4.6.1. Thi công cột tầng 1. 25
    4.6.2. Thi công dầm sàn tầng 2 27
    4.6.3. Thi công cột tầng 2. 39
    4.6.4. Thi công dầm, sàn tầng mái. 39
    4.6.5. Công tác ván khuôn cầu thang. 40
    4.6.6. Kỹ thuật thi công phần thân. 45
    4.7. Công tác xây và hoàn thiện. 51
    4.7.1. Công tác xây. 51
    4.7.2. Công tác trát 54
    4.7.3. Công tác láng 55
    4.7.4. Công tác lát gạch 55
    4.7.5. Công tác quét vôi, sơn tường 56
    4.7.6. Công tác cửa sắt, cửa sổ 56
    4.8. Thi công phần mái. 57
    4.9. Lắp đặt trang thiết bị 59
    4.9.1. Lắp đặt hệ thống điện 59
    4.9.2. Công tác thi công hệ thống chống sét, cháy nổ. 59
    4.9.3. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước 59
    4.10. An toàn lao động. 60
    4.10.1. An toàn lao động trong thi công đào đất. 60
    4.10.2. An toàn lao động trong công tác bê tông 60
    4.11. Lập tổng tiến độ thi công công trình. 61
    4.11.1. Nguyên tắc lập tiến độ thi công. 61
    4.11.2. Các bước lập tiến độ thi công. 62
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    5.1. Kết luận 63
    5.2. Kiến nghị 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 4.1. Tính toán khối lượng đào đất 12
    Bảng 4.2. Khối lượng bê tông lót móng. 14
    Bảng 4.3. Khối lượng ván khuôn móng 18
    Bảng 4.4. Khối lượng bê tông đế móng 20
    Bảng 4.5. Khối lưọng bê tông cổ móng 21
    Bảng 4.6. Khối lượng ván khuôn dầm, giằng móng 23
    Bảng 4.7 . Khối lượng bê tông dầm, giằng móng 24
    Bảng 4.8. Khối lượng ván khuôn dầm tầng 2 36
    Bảng 4.9. Khối lượng bê tông dầm tầng 2 38
    Bảng 4.10. Khối lượng cốt thép bê tông cầu thang. 42
    Bảng 4.11. Khối lượng ván khuôn ô văng lanh tô, giằng tường. 44
    Bảng 4.12. Khối lượng bê tông ô văng lanh tô, giằng tường 44
    Bảng 4.13. Khối lượng công tác xây 51
    Bảng 4.14. Khối lượng phần hoàn thiện. 57


    DANH MỤC HÌNH

    Hình 4.4. Sơ đồ mô men tác dụng lên thanh nẹp đứng 17
    Hình 4.5. Cấu tạo ván khuôn cột 25
    Hình 4.6. Sơ đồ mô men tác dụng lên xà gồ 29
    Hình 4.7. Cấu tạo ván khuôn dầm, sàn. 33
    Hình 4.8. Biểu đồ mômen dầm 34

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đặc biệt ưu tiên ngành xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vững mạnh thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
    Đối với ngành xây dựng thì công tác thi công đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay, hiện tượng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng ở các dự án thường ở mức cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nếu công tác thiết kế tổ chức thi công và giám sát thi công được tổ chức chặt chẽ ngay từ đầu sẽ góp phần hạn chế phần lớn thất thoát vốn đầu tư, tiết kiệm được thời gian, nhân vật lực cho công trình. Mặt khác, trong điều kiện khí hậu tự nhiên của nước ta khá phức tạp, hay xảy ra thiên tai bão lũ, ảnh hưởng tới tiến độ thi công của công trình. Vì vậy, để có những công trình đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ thi công, chi phí hao tổn thấp nhất, đòi hỏi phải xây dựng phương án thi công khoa học, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền.
    Trường Mẫu giáo Hương Sơn đã được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp nghiêm trọng và nếu tiếp tục sử dụng trong những năm tới thì không đảm bảo an toàn cho các cháu. Vì vậy, dự án xây dựng ngôi trường mới đã được thiết kế. Tất cả những thủ tục cũng như vốn đầu tư liên quan đến công trình đã được phê duyệt. Để công tác xây dựng có hiệu quả cao và nhanh chóng đưa vào sử dụng cần có phương án tổ chức thi công hợp lý, khoa học và kịp thời. Vì lý do đó tôi chọn đề tài : “Thiết kế phương án tổ chức thi công trường Mẫu giáo Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”.

    PHẦN 2: TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    2.1. Tình hình xây dựng cơ bản của nước ta hiện nay

    Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành xây dựng cơ bản đã phát triển hơn trước. Với mô hình xây dựng nông thôn mới thì hệ thống cơ sở hạ tầng rất được chú ý. Ở thành phố, nhiều nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, trụ sở làm việc và nhiều công trình đồ sộ mọc lên, diện mạo đất nước từng bước được thay da đổi thịt.
    Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc, phương tiện kỹ thuật được áp dụng vào xây dựng thay thế lao động thủ công. Đặc biệt là ở đô thị, diện tích xây dựng hạn chế, nhà san sát nhau, vì thế vấn đề lựa chọn giải pháp công nghệ rất được quan tâm, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, bảo đảm an toàn cho người lao động.
    2.2. Khái niệm, cơ sở, nguyên tắc và vai trò thiết kế phương án tổ chức thi công xây dựng.
    2.2.1. Khái niệm thiết kế phương án tổ chức thi công.

    Thiết kế phương án tổ chức thi công công trình, đó là xác lập những dự kiến về một giải pháp tổng thể, khả thi, nhằm biến kế hoạch đầu tư và văn bản thiết kế công trình trở thành hiện thực, đưa vào sử dụng phù hợp với mong muốn về chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và an toàn lao động, theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn, từ công tác chuẩn bị đến xây dựng hoàn thiện công trình.
    2.2.2. Cơ sở thiết kế phương án tổ chức thi công.
    - Căn cứ vào các tài liệu ban đầu có liên quan đến quá trình thi công xây dựng công trình (cả hồ sơ thiết kế công trình).
    - Dựa vào khối lượng công trình phải xây dựng và thời hạn thi công do cấp có thẩm quyền hay bên chủ đầu tư công trình quy định.
    - Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị thi công, của địa phương xây dựng và tình hình thực tế của đất nước. chú ý đến những kinh nghiệm đã được tổng kết.
    - Căn cứ vào các quy định, các chế độ, chính sách, các định mức tiêu chuẩn hiện hành, các quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, dựa vào các chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế đã được tổng kết dùng để so sánh, lựa chọn phương án thi công hợp lý.
    2.2.3. Nguyên tắc thiết kế tổ chức thi công.
    - Tập trung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời gian quy định của Nhà nước hay chủ đầu tư khống chế. Thi công dứt điểm từng công trình để sớm đưa vào sử dụng, ưu tiên công trình trọng điểm, chú ý kết hợp các công trình phụ để hoàn thành và bàn giao đồng bộ.
    - Đảm bảo thi công liên tục, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, có biện pháp tích cực để đề phòng thiên tai.
    - Áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến và hiện đại, sử dụng tối đa số lượng và năng suất máy móc sẵn có vào công tác vận chuyển và xây lắp, mạnh dạn áp dụng phương pháp thi công dây chuyền.
    - Khối lượng công việc chuẩn bị và xây dựng tạm thời là ít nhất, tập trung mọi khả năng vào xây dựng công trình chính.
    - Hạ giá thành xây dựng, phải thể hiện sự tiết kiệm về mọi mặt và hiệu quả kinh tế cao. Nên lập nhiều phương án và lựa chọn phương án tối ưu.
    2.2.4. Vai trò của thiết kế tổ chức thi công.
    Thiết kế tổ chức thi công công trình xây dựng là công việc quan trọng và không thể thiếu. Nó là biện pháp, là phương tiện để quản lý các hoạt động thi công công trình một cách khoa học. Thông qua thiết kế tổ chức thi công công trình, hàng loạt vấn đề cụ thể được vạch ra, xác định rõ hướng thi công tổng quát, từ các công việc chuẩn bị khởi công cho đến các công tác hoàn thiện công trình.
    Một phương án tổ chức thi công hợp lý, khoa học là phương án đạt các chỉ tiêu :
    - Hoàn thành kịp tiến độ vạch ra.
    - Giảm chi phí xây dựng.
    - Nâng cao năng suất máy và an toàn lao động.
    - Chất lượng xây dựng cao.
    2.3. Tình hình tổ chức thi công hiện nay.
    Căn cứ vào diện tích xây dựng, kết cấu và quy mô của mỗi công trình, dựa vào điều kiện thi công mà người ta đề ra một phương án tổ chức thi công hợp lý nhất. Đối với công trình nhiều tầng người ta có thể thi công theo kiểu dây chuyền.
    - Dây chuyền thi công kết cấu một tầng đơn giản:
    ã Lắp dựng cốt thép cột và ván khuôn cột.
    ã Đổ bê tông cột.
    ã Ghép ván khuôn dầm sàn.
    ã Đổ bê tông dầm sàn.
    ã Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn.
    - Đối với công trình có thời gian thi công ngắn người ta thường chọn thi công theo kiểu cuốn chiếu.
    - Với công trình có diện tích xây dựng tương đối lớn, người ta thường phân ra nhiều phân khu công tác, nhiều tổ, đội làm việc chuyên môn: tổ cốp pha, tổ nề, tổ lắp dựng cốt thép, tổ chuyên đổ bê tông
    2.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    2.4.1. Mục đích nghiên cứu.

    Thiết kế một phương án tổ chức thi công kịp thời, khoa học cho công trình trường mẫu giáo Hương Sơn, nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, kinh phí và an toàn lao động.
    2.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Nhiệm vụ của đề tài là thiết kế phương án tổ chức thi công công trình bao gồm:
    - Điều tra, thu thập, tổng hợp những tài liệu, những văn bản cần thiết liên quan đến công trình.
    - Tính toán, tổng hợp khối lượng công việc.
    - Thiết kế biện pháp thi công cho các hạng mục công trình.
    - Lập tiến độ thi công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...