Đồ Án Thiết kế phương án quan trắc lún đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Đê chắn sóng là loại công trình phụ trợ, đê chắn sóng được xây dựng ở các cảng hoặc ở các cụm công trình biển. Đúng như tên gọi của nó, nhiệm vụ chủ yếu của đê chắn sóng là dập tắt các dao động dạng sóng của nước biển đảm bảo cho phương tiện giao thông vận tải đường biển ra vào cảng được an toàn.
    Thế giới đã biết đến nhiều cảng lớn nổi tiếng với những con đê chắn sóng dài nhiều cây số như cảng Murmansk, cảng Odecxa ( Liên xô cũ), Rostexdam ( Hà Lan), cảng New York ( Mỹ), cảng Oetlingtơn( Anh).Các con đê chắn sóng ở các cảng này đã đảm bảo cho tàu bè ra vào cảng một cách an toàn, hiệu quả.
    ở nước ta, giao thông đường thuỷ nói chung mới được phát triển ở mức độ thấp. Cảng lớn nhất của nước ta là cảng Hải Phòng được xây dựng trên sông Đình Vũ nên không có nhu cầu xây dựng đê chắn sóng tuy vậy hàng năm phải chi phí một nguồn kinh phí rất lớn để nạo vét luồng. Các cảng khác như Quy Nhơn, Cửa Lò, Đà Nẵng có quy mô không lớn và năng suất vận chuyển hàng hoá không cao nên việc xây dựng đê chắn sóng với quy mô lớn không được đặt ra.

    Để góp phần giải quyết vấn đề năng lượng cho đất nước chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng khu liên hợp lọc hoá dầu Dung Quất, Quảng Ngãi. Đây là một công trình lớn đặc biệt quan trọng của nước ta. Một trong những hạng mục quan trọng của khu liên hợp lọc hoá dầu này là cảng Dung Quất. Đây là một cảng lớn có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải rất lớn ra vào với tần suất hoạt động 363 ngày/ năm nghĩa là có thể tiếp nhận tàu hầu như trong mọi điều kiện thời tiết.

    Cũng như các cảng biển khác trên thế giới, để đảm bảo cho tầu bè ra vào được an toàn, cảng Dung Quất cần phải xây dựng một đê chắn sóng. Điều kiện địa hình, địa chất và chế độ thuỷ văn cụ thể ở khu vực vịnh Dung Quất, phương án thiết kế chính thức đê chắn sóng được duyệt có chiều dài 1,6 km, mặt đê có bề rộng 10m ở cao trình + 10m. Để có chiều cao trung bình 20  25m, mái dốc 1/1,5 như vậy phần chân đê có chiều rộng từ 60  80m. Việc xây dựng đê chắn sóng do công ty xây dựng Lũng Lô ( Bộ quốc phòng ) thực hiện với tổng kinh phí xấp xỉ 50 triệu đô la.
    Với chiều dài 1,6 km, đê chắn sóng Dung Quất không phải là đê có chiều dài kỷ lục nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thuộc công ty này WS ATKIN Internation (vương quốc anh) một công ty hàng đầu về thiết kế và xây dựng các công trình biển thì đê chắn sóng Dung Quất được sếp vào loại 10 con đê phức tạp nhất của thế giới. Vì nó được xây dựng trên một nền địa chất phức tạp.
    Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ thiết kế cho công trình ( dự kiến 60 năm) trong thời gian thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác sử dụng, chúng ta cần tiến hành quan trắc biến dạng của công trình ( kể cả biến dạng ngang và đứng ).

    Thực hiện phương châm học tập kết hợp với thực tiễn, trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, tôi đãđược giao thực hiện đề tài:

    "Thiết kế phương án quan trắc lún đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất - Quảng Ngãi "

    Nội dung của đồ án gồm 4 chương

    Chương I: Giới thiệu chung

    ChươngII: Những vấn đề chung về cơ sở lý thuyết đo lún công trình

    Chương III: Thiết kế lưới quan trắc độ lún đê chắn sóng Dung Quất

    Chương IV: Tổ chức thực hiện việc quan trắc độ lún đê chắn sóng Dung Quất và dự toán kinh phí
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...