Thạc Sĩ Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương từ trường Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1.1 Bản chất của sự học và chức năng của sự dạy
    1.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý
    trong nghiên cứu khoa học.
    1.2.1. Tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức vật lý trong nghiên cứu khoa học
    1.2.2. Tiến trình dạy học phỏng theo tiến trình xây dựng, bảo vệ tri thức
    trong nghiên cứu khoa học
    1.3. Tổ chức tình huống có vấn đề và định hướng khái quát chương trình
    hóa hoạt động học
    1.3.1. Tổ chức tình huống có vấn đề trong dạy học
    1.3.2. Định hướng khái quát chương trình hóa hoạt động học
    1.4. Hệ thống các câu hỏi định hướng hành động nhận thức ( định hướng tư
    duy ) trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.
    1.4.1. Những yêu cầu cơ bản đối với câu hỏi định hướng hành động nhận thức.
    1.4.2. Hệ thống các câu hỏi định hướng hành động nhận thức của học sinh
    trong tiến trình xây dựng một tri thức mới.
    1.5. Thí nghiệm trong dạy học vật lý.
    1.5.1. Thí nghiệm biểu diễn
    1.5.2. Thí nghiệm thực tập
    1.6. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học cụ thể cho một tiết học
    1.6.1. Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung tri thức cần dạy
    1.6.2. Lập sơ đồ logic tiến trình khoa học giải quyết vấn đề xây dựng kiến
    thức mới.
    1.6.3. Xác định mục tiêu dạy học.
    1.6.4. Xây dựng tiến trình hoạt động dạy học cụ thể.

    1.7. Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh.
    1.7.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá.
    1.7.2. Chức năng của kiểm tra đánh giá.
    1.7.3. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá.
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH KHOA HỌC XÂY
    DỰNG TRI THỨC CH ƯƠNG “ TỪ TRƯỜNG ”- VẬT LÝ 11 THPT NÂNG CAO
    2.1. Mục tiêu cần đạt được khi dạy chương “ Từ trường ”.
    2.2. Các nội dung kiến thức chính.
    2.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Từ trường ”.
    CHƯƠNG III: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC
    CHƯƠNG “ TỪ TRƯỜNG ” – VẬT LÝ 11 THPT NÂNG CAO.
    3.1. Bài: “ Lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện. Cảm ứng từ ”.
    3.1.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức
    cần dạy
    3.1.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
    3.1.3. Mục tiêu dạy học cụ thể
    3.1.4. Chuẩn bị
    3.1.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
    3.2. Bài 31: “ Tương tác của hai dòng điện thẳng song song. Đơn vị Ampe ”.
    3.2.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức
    cần dạy
    3.2.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
    3.2.3. Mục tiêu dạy học cụ thể
    3.2.4. Chuẩn bị
    3.2.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
    3.3. Bài 32: “ Lực Lo-ren-xơ ”.
    3.3.1. Các câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng với từng đơn vị kiến thức
    cần dạy
    3.3.2. Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức.
    3.3.3. Mục tiêu dạy học cụ thể
    3.3.4. Chuẩn bị
    3.3.5. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
    KẾT LUẬN CHUNG
    TÀI LIỆU THAM KHẢO






















    PHẦN MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài.
    Ngày nay, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên thế giới, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được tri thức khoa học là một việc làm hết sức cần thiết. Vì thế nền giáo dục nước ta đang từng bước đổi mới về mọi mặt để có thể đào tạo được những con người lao động có hiệu quả cao đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nghị quyết Trung ương II – khóa VIII đã chỉ rõ : Phải “ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ”. Đại hội đảng khóa X đã xác định: Cần “ tổ chức phân ban với tự chọn ở THPT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ THCS. Đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục ”.
    Trước những yêu cầu đó, những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng đổi mới, cải cách, phân ban chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tìm tòi, xây dựng kiến thức mới và đảm bảo sự phù hợp đối với học sinh từng phân ban. Tuy nhiên trên thực tế, ở các trường THPT vẫn duy trì lối dạy học giáo viên thuyết trình, thông báo, học sinh tiếp thu một cách thụ động, bắt chước. Vậy làm thế nào để học sinh có thể tham gia vào việc chiếm lĩnh, xây dựng tri thức một cách tích cực, tự chủ là một công việc khó khăn, cần được nghiên cứu.
    Chương “ Từ trường ” là một chương khó và trừu tượng đối với học sinh 11 THPT nhưng rất quan trọng trong chương trình Vật lý THPT. Với hai cách trình bày và bố cục khác nhau ở hai quyển sách giáo khoa: nâng cao và cơ bản nhưng đều nhằm xây dựng các kiến thức về từ trường. Thực tế việc dạy phần này ở các trường phổ thông chủ yếu là giáo viên thông báo kiến thức, vai trò tham gia xây dựng kiến thức của học sinh rất ít, học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Vì vậy em chọn đề tài: “ Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “ Từ trường ” - Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh ”.
    II. Mục đích nghiên cứu.
    Nghiên cứu thiết kế phương án dạy học nhằm phát huy được hoạt động nhận thức tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình xây dựng các kiến thức: Lực từ; cảm ứng từ; lực Lo-ren-xơ trong chương: “ Từ trường ” - Vật lý lớp 11 THPT nâng cao.
    III. Đối tượng nghiên cứu.
    - Hoạt động học tập, nhận thức của học sinh và hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức nhận thức, định hướng hoạt động của học sinh.
    - Nội dung kiến thức cơ bản của chương “ Từ trường ” - Vật lý lớp 11 THPT nâng cao.
    IV. Giả thuyết khoa học.
    Trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận dạy học hiện đại, có thể tổ chức hoạt động của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực, tự chủ vào quá trình xây dựng kiến thức chương “ Từ trường ” - Vật lý lớp 11 THPT nâng cao.
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức tình huống học, hướng dẫn học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh kiến thức để vận dụng vào quá trình giảng dạy các kiến thức cụ thể
    - Phân tích, so sánh cấu trúc nội dung và logic của quá trình xây dựng kiến thức chương “ Từ trường ” ở sách giáo khoa Vật lý lớp 11 nâng cao với sách giáo khoa Vật lý lớp 11 cơ bản .
    - Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “ Từ trường ” -Vật lý lớp 11 THPT nâng cao.
    VI. Phương pháp nghiên cứu.
    - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học để tìm hiểu các luận điểm dạy học hiện đại.
    - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định mức độ nội dung, cấu trúc logic của các kiến thức học sinh cần nắm vững.
    - Điều tra dạy học, thu nhận thông tin từ thực tế.
     
Đang tải...