Thạc Sĩ Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng, Thế năng (SGK Vật lí

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Chúng ta đã và đang bước những bước đầu tiên của thế kỉ 21- thế kỉ của trí tuệ, của nền văn minh hiện đại, thời kì của sự bùng nổ tri thức và khoa học công nghệ Tuy nhiên, xã hội dù có hiện đại hóa, phát triển cao đến đâu thì sự phát triển đó cũng đòi hỏi con người phải được hoàn thiện về giáo dục.Vì vậy, để hòa nhập với tốc độ phát triển của nền khoa học kĩ thuật trên thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng phải nhanh chóng đổi mới nhằm tạo ra những con người có đủ trình độ kiến thức, năng lực trí tuệ sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước ta hiện nay, đổi mới nền giáo dục là một trong những vấn đề hàng đầu. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ta những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Bởi lẽ đó, Nghị quyết Trung ương lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã khẳng định : “ Đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” [1] và đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục. Điều 28.2 đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” . Rõ ràng, xu thế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thế kỉ 21 đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cho giáo viên.
    Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách giáo dục. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học. Sau đây là những luận điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học:
    ã Sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến theo tinh thần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
    ã Chuyển từ phương pháp chủ yếu là diễn giảng của giáo viên sang phương pháp chủ yếu là tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.
    ã Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hòa với học tập hợp tác.
    ã Coi trọng bồi dưỡng phương pháp tự học.
    ã Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với việc truyền thụ kiến thức .
    ã Tăng cường làm thí nghiệm trong dạy học.
    ã Đổi mới cách soạn giáo án trong đó giáo viên phải có định hướng cho học sinh hoạt động tích cực, là người chỉ đạo hoạt động, với chức năng quan trọng là tổ chức tình huống học tập, kiểm tra, định hướng hoạt động học và thể chế hóa kiến thức. [5]
    Trong hệ thống chương trình vật lí phổ thông, phần cơ học là kiến thức đầu tiên và có vai trò quan trọng, nó là hành trang giúp HS đi vào phần kiến thức khác của vật lí. Ở phần cơ học, kiến thức về các dạng năng lượng được xây dựng sau khi trình bày các định luật Newton và các lực trong cơ học. Đây là nội dung quan trọng và có tính tổng quát trong toàn bộ kiến thức vật lí nói riêng và kiến thức khoa học – kĩ thuật nói chung. Phần “ Các định luật bảo toàn” _ SGK vật lí 10 là một phần không quá khó nhưng việc tiếp thu kiến thức theo kiểu áp đặt, chấp nhận hiện nay, khiến các em mắc không ít sai lầm, khó vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề có liên quan trong thực tế . Để giúp HS nắm vững kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” đồng thời có thể phát triển được hoạt động nhận thức tích cực của học sinh khi học phần kiến thức này, cần phải nghiên cứu nội dung kiến thức và soạn thảo tiến trình dạy học các kiến thức trong chương sao cho HS tự chủ, linh hoạt, tìm tòi giải quyết vấn đề.
    Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Thiết kế phương án dạy học các bài “ Động lượng- Định luật bảo toàn động lượng” , “ Thế năng” ( SGK vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Vận dụng những quan điểm lí luận dạy học hiện đại về việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí thiết kế phương án dạy học các bài “ Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” , “ Thế năng” ( SGK vật lí 10 ) để phát huy được hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong dạy học các bài “ Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” , “ Thế năng” ( SGK vật lí 10).
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu vận dụng những quan điểm dạy học hiện đại để thiết kế phương án dạy học các bài học một cách phù hợp sẽ phát huy được hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện được mục tiêu nói trên, phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo hướng phát triển hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề ở học sinh.
    - Phân tích những nội dung kiến thức cơ bản của các bài “ Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” và “ Thế năng”.
    - Thiết kế phương án dạy học các kiến thức bài “ Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng” và “ Thế năng”( SGK vật lí 10).

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Để thực hiện các nhiệm vụ kể trên, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học để làm sáng tỏ những quan điểm đề tài sẽ vận dụng về việc tổ chức tình huống học tập, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí, thiết kế phương án dạy học.
    - Nghiên cứu các tài liệu vật lí: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo về các định luật bảo toàn để xác định nội dung kiến thức cần nắm vững.
    - Tìm hiểu sai lầm, khó khăn của học sinh khi học các kiến thức này.


    MỤC LỤC
    A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
    6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    B.PHẦN NỘI DUNG 5
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
    1.1.THIẾT LẬP SƠ ĐỒ MÔ PHỎNG TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC KHOA HỌC, XÂY DỰNG MỘT KIẾN THỨC MỚI. 5
    1.1.1. Các pha của tiến trình khoa học giả quyết vấn đề, xây dựng một kiến thức vật lí mới. 5
    1.1.2. Sơ đồ mô phỏng tiến trình nhận thức khoa học, xây dựng một kiến thức vật lí mới. 6
    1.2. TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG VẤN ĐỀ 8
    1.2.1. Tình huống có vấn đề trong dạy học: 8
    1.2.2. Các kiểu tình huống có vấn đề: 8
    1.2.3. Điều kiện cần của việc tạo tình huống có vấn đề. 9
    1.2.4. Tiến trình dạy học và giải quyết vấn đề. 10
    Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hóa, vận dụng tri thức mới. 11
    1.3. ĐỊNH HƯỚNG KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH HÓA HÀNH ĐỘNG NHẬN THỨC TỰ CHỦ, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH. 12
    1.3.1. Các kiểu định hướng hành động học tập trong dạy học. 12
    1.3.2. Vai trò quan trọng của kiểu định hướng khái quát chương trình hóa. 13
    1.3.3. Hệ thống câu hỏi đề xuất vấn đề, định hướng tư duy giải quyết vấn đề trong tiến trình khoa học xây dựng, vận dụng một tri thức vật lý cụ thể . 14
    1.4. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC TỪNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CỤ THỂ. 15
    1.5. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP. 18
    1.5.1. Tính tích cực của HS trong học tập trong học tập vật lí. 18
    1.5.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập. 19
    1.5.3. Các cấp độ của tính tích cực học tập. 20
    1.5.4. Biện pháp phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh: 20
    KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22
    Chương 2. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC CÁC BÀI “ ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” VÀ “ THẾ NĂNG” 23
    SGK VẬT LÍ 10 23
    2.1. TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” 23
    2.1.1.Nội dung chương “Các định luật bảo toàn”: 23
    2.1.2. Những nội dung và kỹ năng cơ bản của phần “Các định luật bảo toàn” SGK vật lí lớp 10. 23
    2.1.3. Những khó khăn sai lầm mà học sinh gặp phải khi học phần “ Các định luật bảo toàn” 24
    2.2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI “ ĐỘNG LƯỢNG- ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG”. 24
    2.2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng kiến thức: 24
    2.2.2. Mục tiêu dạy học: 29
    2.2.3. Phương án kiểm tra, kiểm tra: 29
    2.2.4. Phương tiện dạy học: 29
    2.2.5. Tổ chức hoạt động dạy học: 29
    2.3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI “ THẾ NĂNG”. 38
    2.3.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng kiến thức: 38
    2.3.2. Mục tiêu dạy học và đề kiểm tra kết quả học tập: 42
    2.3.3.Phương tiện dạy học: 43
    2.3.4. Tổ chức hoạt động dạy học : 43
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
    KẾT LUẬN CHUNG 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     
Đang tải...