Luận Văn Thiết kế phân xưởng sản xuất nước giải khát từ hoa bụp giấm với năng suất 90 tấn/năm

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây có thể nhận thấy thị trường nước giải khát có gas đang bị lấn át bởi các loại nước không gas với tốc độ tăng trưởng 10%/năm. Theo khảo sát của một số công ty nghiên cứu thị trường, tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất nước giải khát Việt Nam hiện nay đạt khoảng 7%/năm,trong đó ,thị phần các loại nước giải khát không gas ngày một cao hơn. Trong khi nước ngọt có gas giảm 5% thị phần thì ngành hàng nước uống có nguồn gốc từ thiên nhiên tăng 12%. Điều đó cho thấy có sự chuyển dịch tiêu dùng sang lựa chọn nước giải khát không gas (nước uống trái cây và nước tinh khiết ) và nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay là hướng tới sử dụng thực phẩm từ tự nhiên. Những sản phẩm này không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn thân thiện với môi trường. Đến nay đã có hơn 100 loại nước giải khát không gas ( không kể đến nước uống đóng chai, nước khoáng ), được khai thác từ thiên nhiên như củ, quả, các loại trà thảo mộc.
    Bụp giấm ( Hibiscus sabdariffa L. ) thuộc họ Bông ( Malvaceae ), tên khác là cây giấm, bông bụt giấm, đay Nhật, là một cây bụi cao 1-2m. Về mặt hóa học, hoa bụp giấm chứa anthocyanin 1,5 %, acid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid, các vitamin A, B, C, D và các thành phần khác.
    Anthoyanins có nhiều trong tự nhiên, chúng phân bố nhiều trong thực vật, hoa, đặc biệt có nhiều trong đài hoa bụp giấm. Anthocyanin trong hoa bụp giấm chủ yếu là delphinidin-3-sambubiosid ( hisbicin hay daphiriphilyn ) và cianidin-3- sambubiosid.Chúng có nhiều ứng dụng trong y học cũng như trong thực phẩm. Anthocyanin đưa các chất chống oxy hóa như flavonoid vào trong cơ thể để bảo vệ tế bào, giúp ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, thoái hóa gan Các dẫn xuất của anthocyanin có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và giúp tăng thị lực vào ban đêm. Anthocyanin còn là một sắc tố màu đỏ dùng đê nhuộm màu thức ăn và đồ uống, thay thế các loại hóa chất tổng hợp thường gây độc.

    Với những tính chất trên của anthocyanin thì sản phẩm nước uống từ hoa bụp giấm rất có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, sản phẩm còn có màu đỏ bắt mắt, mà không cần sử dụng các chất tạo màu hóa học, do đó rất an toàn đối với người tiêu dùng. Ngoài ra sản phẩm có vị chua dịu, có khả năng kích thích tiêu hóa.
    Ở nước ta hoa bụp giấm được công ty dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng suất khoảng 400-800kg đài khô/ha. Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có sản phẩm công nghiệp từ đài hoa bụp giấm, chủ yếu vẫn là xuất khẩu thô. Các sản phẩm từ hoa bụp giấm như mứt, nước uống, trà đều chỉ dừng lại ở mức độ dân gian hay sản xuất thủ công. Do đó, việc tạo ra một sản phẩm nước giải khát công nghiệp từ hoa bụp giấm sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho nền công nghiệp thực phẩm ở nước ta và mang lại lợi ích lớn về sức khỏe cho nhiều ngươi tiêu dùng.

    Với các yếu tố trên, em thực hiện đề tài “Thiết kế phân xưởng sản xuất nước giải khát từ hoa bụp giấm với năng suất 90 tấn/năm với mong muốn tạo ra một sản phẩm ở quy mô công nghiệp nhằm đáp ứng như cầu hiện nay của thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...