Đồ Án Thiết kế phân xưởng sản xuất nước đá viên năng suất 500 kg/mẻ (Full Cad)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    CHƯƠNG I:
    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH KỸ THUẬT LẠNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
    I.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH LẠNH:
    Con người đã biết làm lạnh và sử dụng lạnh cách đây rất lâu. Những nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hang động có mạch nước ngầm nhiệt độ rất thấp dùng để chứa thực phẩm và lương thực từ 5000 năm trước.
    Cách đây 2500 năm ở Ai Cập, người ta làm mát không khí bằng cách quạt các bình xốp cho nước bay hơi. Cách đây 2000 năm người Ấn Độ và Trung Quốc biết trộn muối vào nước để tạo nhiệt độ thấp hơn.
    Tuy vậy, kỹ thuật lạnh hiện đại bắt đầu từ khi giáo sư Black tìm ra nhiệt ẩn hoá hơi và nhiệt ẩn nóng chảy vào năm 1761 - 1764. Con người đã biết làm lạnh bằng cách cho bay hơi ở áp suất thấp.
    Sau đó là một phát hiện quan trọng không kém, Clouet và Monge lần đầu tiên hóa lỏng được SO2 vào năm 1780. Từ 1781 Cavallo bắt đầu nghiên cứu hiện tượng bay hơi một cách có hệ thống hơn.
    Kỹ thuật lạnh phát triển mạnh mẽ nhất là vào thế kỉ 19. Năm 1823 Faraday bắt đầu công bố những công trình về hoá lỏng khí SO2, H2S, CO2, N2O, C2H2 và HCL. Đến 1845, ông đã hoá lỏng hẩu hết các loại khí kể cả etylen (C2H4), nhưng vẫn chưa hoá lỏng được các khí : O2, N2, CH4, CO, NO, H2, vì thế người ta cho rằng chúng luôn luôn ở thể khí và được gọi là các khí”vĩnh cữu – Permanari”. Bởi vì Natlerev (Aùo) đã nén chúng đến một áp lực cực lớn 3600 atm mà vẫn không hoá lỏng được. Mãi tới 1869, Andrew (Anh) giải thích được điểm tối hạn của khí hóa lỏng và nhờ đó mà Cailletet và Pictet (Pháp) hoá lỏng được O2, N2 vào năm 1877, Dewar (Anh) hoá lỏng H2 năm 1898, Linde (Đức) hoá lỏng O2 và N2 và tách bằng chưng cất, K.Onnes (Hà Lan) hoá lỏng được Heli.
    Năm 1834 J.Perkinh (Anh) đã đăng kí bằng phát minh đầu tiên về máy lạnh nén hơi với các thiết bị đầy đủ như một máy lạnh nén hơi hiện đại, bao gồm : máy nén, giàn ngưng tụ, giàn bay hơi và van tiết lưu. Đến cuối thế kỉ 19 nhờ sự cải tiến của Linde (Đức) với việc sử dụng NH3 làm môi chất lạnh cho máy nén hơi, viếc chế tạo máy lạnh nén hơi mới phát triển rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân.
    Năm 1810 Leslie (Pháp) đưa ra máy lạnh hấp thụ đầu tiên, là loại máy lạnh hấp thụ chu kì với cặp môi chất là H2O/H2SO4. Đến giữa thế kỉ 19, nó được phát triển một cách rầm rộ nhờ kỹ sư Carré (Pháp) với hàng loạt bằng phát minh và máy lạnh hấp thụ chu kỳ và liên tục với các cặp môi chất khác nhau.
    Năm 1899 Geppert (Đức) đăng kí bằng phát minh máy lạnh khuếch tán hoàn toàn không có chi tiết chuyển động, sau đó đựơc Platon và Munters (Thụy Điển) hoàn thiện vào năm 1922 nó vẫn có vị trí quan trọng cho tới ngày nay.
    Đưa vào kết quả nghiên cứu của các nhà lý thuyết bác sĩ người Mỹ Gorrie đã thiết kế chế tạo thành công máy lạnh nén khí dùng để điều tiết không khí cho trạm xá chữa bệnh sốt cao của ông.
    Máy lạnh Ejector hơi nước đầu tiên do Leiblanc chế tạo năm 1910. Đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại, bởi vì nó đơn giản. Năng lượng tiêu tốn cho nó là nhiệt năng, do đó ta có thể tận dụng được các nguồn năng lượng phế thải để làm lạnh.
    Một sự kiện quan trọng nữa trong lịch sử phát triển kỹ thuật lạnh là việc sản xuất và ứng dụng các Freôn ở Mỹ vào năm 1930. Freôn thực chất là các chất hữu cơ Hydrocacbua no hoặc chưa no như : CH4 , C2H4 Được thay thế một phần hoặc toàn bộ các nguyên tử Hydro bằng các nguyên tử Halôgen như Clo(Cl), Flo (F), Brôm (Br). Các chất này được sản xuất ở xưởng Dupont Kintic Chemical Inc với tên thương mại là Freôn. Đây là môi chất lạnh có nhiều ưu điểm như không cháy nổ, không độc hại đã góp phần vào việc phát triển kỹ thuật lạnh.
    Từ khi một số Freôn bị cấm do phá hủy tầng ozôn, gây hiệu ứng lồng kính, thì NH3 đã lấy lại chỗ đứng, và người ta bắt đầu nghiên cứu lại NH3 mặc dù nó có nhiều nhược điểm như cháy nổ, độc hại
    Ngày nay kỹ thuật lạnh hiện đại đã tiến những bước rất xa, có trình độ khoa học kỹ thuật ngang với các ngành kỹ thuật tiên tiến khác. Người ta đang tiến dần tới nhiệt độ không tuyệt đối. Nhiệt độ ở dàn nóng có thể đạt tới 1000C dùng cho mục đích của bơm nhiệt như sưởi ấm, cô đặc, sấy
    Công suất của tổ hợp máy cũng được mở rộng. Ở các trung tâm điều tiết không khí công suất có thể lên tới vài triệu Oùat.
    Hiệu suất máy tăng lên đáng kể, chi phí vật tư và các chi phí năng lượng cho một đơn vị lạnh giảm xuống rõ rệt. Tuổi thọ và độ tin cậy tăng lên. Mức độ tự động hoá của các hệ thống lạnh và máy lạnh tăng lên rõ rệt, những thiết bị lạnh tự động hoá hoàn toàn bằng điện tử và vi điện tử, dần dần thay thế các thiết bị thao tác bằng tay.
    II.VAI TRÒ KỸ THUẬT LẠNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM:
    Ở Việt Nam, mặc dù đã trãi qua nhiều năm chiến tranh, nhưng nhà nước đã có những chú ý đúng mức về việc phát triển kỹ thuật lạnh. Từ chỗ Miền Bắc chỉ có vài trạm nhỏ, nay đã có hàng trăm cơ sở, có những cơ sở trang bị máy lạnhvới công suất hàng triệu Kcal/h, kể cả mạng lưới trong toàn quốc, thì nước ta đã có tới trên 400 cơ sở lạnh lớn nhỏ. Trên mặt đất cũng như dưới nước (các tàu đánh bắt). Tổng cộng tất cả các trạm lạnh ở nước ta thì công suất đạt được tới 40 triệu Kcal/h.

    Chương 2 TỔNG QUAN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ


    I. LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ CHỌN VỊ TRÍ XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG :
    Ở khu vực phía nam của nước Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi có số dân phân bố đông nhất (trên 5 triệu dân với diện tích 2093,7 km2). Bên cạnh đó Thành Phố Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung nhiều ngành khoa học kỹ thuật và dịch vụ trong nước và quốc tế. Vì thế nhu cầu của con người và thực phẩm, sinh hoạt, dịch vụ ngày một gia tăng.
    Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm hầu như không có mùa đông. Người dân ở đây có nhu cầu giải khát rất lớn. Thị trường nước giải khát tràn ngập Thành Phố Hồ Chí Minh với các sản phẩm : Cocacola, Pepsi,tripeco và các loại khác như : Bia Sài Gòn (Việt Nam), Heineken, Tiger. Tất cả những loại nước giải khát trên được người dân sử dụng với nước đá. Do vậy nước đá có vai trò rất quan trọng trong nhu cầu giải khát. Cứ tính bình quân lượng nước đá sử dụng cho một người trong một ngày là 100 gram thì với số dân 5 triệu, Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ tiêu thụ hơn 500 tấn nước đá trong một ngày. Con số này quả thật rất lớn so với phần cung nước đá hiện nay ở thành phố.


    KẾT LUẬN

    Qua 2t thangtính toán và thiết kế . Nhìn chung việc thiết kế phân xưởng sản xuất nước đá viên năng suất 500 kg/mẻ cơ bản đã hoàn thành .
    Thiết bị làm đá viên đã được thiết kế chi tiết đầy đủ về kích thước , điều kiện làm việc , chế độ vận hành .
    Các thiết bị phụ cũng đã được thiết kế tính toán đầy đủ , bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để đưa vào sản xuất .
    Sản xuất nước đá tinh khiết đem lại hiệu quả kinh tế như :
    - Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng cao của con người về mức độ vệ sinh , an toàn trong sử dụng .
    - Ngoài ra việc sản xuất nước đá tận dụng nguồn nguyên liệu rất dồi dào đó là nước rất dễ kiếm và rất rẻ .
    .
    Nhìn chung công việc tính toán thiết kế phân xưởng đã hoàn thành . Có thể đưa vào sản xuất được với số vốn đầu tư không cao và chỉ sau 3 năm hoạt động có thể thu hồi lại vốn .
    Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế , chưa có kinh nghiệm nhiều trong thiết kế , hơn nữa thời gian còn hạn chế nên đồ án này không tránh khỏi những sai sót . Vì vậy em mong quí thầy cô và bạn bè sẽ đóng góp ý kiến để đồ án này được hoàn thiện hơn tạo cơ sở cho em làm luạn văn sau này.​




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...