Đồ Án Thiết kế phân xưởng sản xuất Dicloetan với năng xuất là 10000T/Năm

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thiết kế phân xưởng sản xuất Dicloetan với năng xuất là 10000T/Năm


    LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp khác , nghành công nghiệp lọc hoá dầu và tổng hợp hữu cơ đã có những bước tiến mạnh mẽ trên thế giới . Bằng cách đổi mới công nghệ và thiết bị , nghiên cứu chế độ làm việc tối ưu hơn , đưa xúc tác mới vào phản ứng để tăng hiệu suất chuyển hoá và độ chọn lọc cho quá trình
    Kết hợp công nghệ để tận dụng các sản phẩm thu được , để thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và giải quyết vấn đề môi trường với mục đích cuối cùng là hạ giá thành sản phẩm , tăng năng suất , đáp ứng về nhu cầu sản phẩm hữu cơ ngày càng cao và cũng ngày càng khắt khe của xã hội
    Một trong những sản phẩm đang được sản xuất và tiêu thụ với một lượng lớn hiện nay trên thế giới đó là hợp chất 1,2 Dicloetan . Trong điều kiện nước ta ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ còn rất non trẻ nên hầu hết các sản phẩm thuộc về hữu cơ đều phải nhập ngoại , bởi vậy việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn . Lý do chính có thể là do nghành công nghiệp lọc hoá dầu chưa có nên vấn đề nguyên kiệu cho nghành tổng hợp hữu cơ hầu như rất hạn hẹp . Tuy nhiên trong tương lai với sự phát triển của công nghiệp hoá dầu , khí hoá , cốc hoá chúng ta sẽ có nhà máy lọc hoá dầu , nhà máy chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành . Đây là yếu tố quan trọng nhất để ngành công nghiệp tổng hợ hữu cơ , ngành sản xuất nguyên liệu và những ngành hoá chất khác phát triển . Vì từ đó cung cấp cho các ngành này nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền như metan , etylen , propylen , etan Trong đó etylen là được sử dụng nhiều nhất , việc sản xuất 1,2 Dicloetan được đi từ nguồn nguyên liệu này . Đó là quá trình tổng hợp hiệu quả nhất , kinh tế nhất
    Hiện nay một số nước trongkhu vực và trên thế giới đã sản xuất một lượng lớn Dicloetan , cao hơn nhu cầu thực tế vì vậy giá Dicloetan hạ tới mức độ thấp nhất . Do vậy việc nghiên cứu thiết kế Dicloetan ở nước ta đòi hỏi được xem xét kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cácchỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , tận dụng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu về Dicloetan , VC , PVC trong nước và có thể xuất khẩu . Đây chính là mục đích và ý nghĩa của đồ án thiết kế này trên cơ sở dựa vào tình hình hiện tại và xu thế phát triển của ngành hoá dầu và tổng hợp hữu cơ ở Việt Nam hiện nay
    Là một sinh viên ngành hữu cơ - hoá dầu và được giao đề tài Thiết kế phân xưởng sản xuất Dicloetan với năng xuất là 10000T/N là một vinh dự đối với em . Đây là quãng thời gian để một sinh viên biết vận dụng những kiến thức cơ sở cũng như chuyên môn đã học , đọc và tổng hợp tài liệu để hoàn thành đồ án môn học này . Với đề tài này em xin trình bày sơ lược về phần tổng quan , một số công nghệ chính để sản xuất Dicloetan

    MỤC LỤC

    Lời mở đầu
    Phần I : Lý thuyết
    Chương 1 : Tổng quan về Dicloetan
    I. Giới thiệu chung về Dicloetan
    II. Tính chất vật lý của Dicloetan
    III. Tính chất hoá học
    IV.Cơ chế của quá trình Clo hoá
    V.Tác nhân Clo hoá và nguyên liệu để sản xuất Dicloetan
    Chương 2 : Các phương pháp sản xuất 1,2 Dicloetan
    I. Phương pháp Clo hoá trực tiếp Etylen
    II. Phương pháp Oxyclo hoá Etylen
    III.Phương pháp Oxyclo hoá etan
    IV. Các quá trình khác sản xuất Dicloetan
    Chương 3: So sánh và chọn lựa phương pháp sản xuất
    I.So sánh các quá trình sản xuất
    II. Chọn và xây dựng công nghệ sản xuất Dicloetan
    Phần II: Tính toán
    Chương 1 : Tính cân bằng vật chất của quá trình Clo hoá trực tiếp Etylen
    I. Tính quá trình cân bằng vật chất cho thiết bị Clo hoá
    I.1 /Tính lượng chất đi vào thiết bị clo hoá
    I.2 / Tính lượng chất đi ra thiết bị clo hoá
    Chương 2 : Tính cân bằng nhiệt lượng của thiết bị Clo hoá
    I. Tính lượng nhiệt do nguyên liệu mang vào
    II. Tính lượng nhiệt do các phản ứng Clo hoá
    III. Tính lượng nhiệt do sản phẩm mang ra thiết bị Clo hoá
    IV. Nhiệt mất mát ra môi trường xung quanh
    V. Nhiệt lượng do tác nhân làm lạnh

    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...