Đồ Án thiết kế phân xưởng sản xuất axetylen từ khí tự nhiên

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Axetylen là chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và công nghiệp, đặc biệt là trong công nghiệp, axetylen được dùng làm nguyên liệu ban đầu để tổng hợp các chất hữu cơ quan trọng như: Vinylclorua, Vinylaxetat, Vinylete, Acrylonytryl, Axetandehyt. Ngoài ra từ axetylen người ta còn sản xuất ra các hợp chất hóa học quan trọng khác như: nhựa, chất bám dính, chất phủ bề mặt, chất dẫn điện hữu cơ và có rất nhiều sản phẩm khác đi từ axetylen.
    Chính vì có rất nhiều ứng dụng như vậy nên việc chế biến axetylen để sử dụng tối đa giá trị hiện có trong một thế giới mà nguồn năng lượng đang cạn kiệt dần là một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho ngành công nghệ kĩ thuật hóa học.
    Trong khuôn khổ của đồ án này chúng tôi thiết kế phân xưởng sản xuất axetylen từ khí tự nhiên” thông qua việc tính toán thiết bị phân phối khí, tháp hấp thụ, thiết bị làm lạnh . Để giải quyết tốt vấn đề trên thì đồ án này là sự tổng hợp nhiều kiến thức về chế biến nhiệt, cracking, ngưng tụ, làm lạnh,
    KẾT LUẬN

    Trong đồ án này, chúng tôi đề cập đến quá trình sản xuất axetylen từ khí tự nhiên. Trong công nghệ này hydrocacbon bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao (từ 1100 – 1500[SUP]0[/SUP]C) trong điều kiện đoạn nhiệt và thời gian phản ứng rất ngắn (0,005 – 0,02 giây), sau đó sản phẩm được nhanh chóng làm lạnh để hạ nhiệt độ xuống nhằm hạn chế các phản ứng phân hủy axetylen. Phân xưởng được thiết kế với các thông số kĩ thuật sau:
    - Năng suất 16000 T/năm axetylen tinh.
    - Thừa nhận thành phần của khí tự nhiên.
    Sơ đồ này được thiết kế với 3 thiết bị chính :
    1. Thiết bị phân phối khí.
    Tổng số ống là 23 ống.
    Đường kính ống là D = 2 m.
    Tốc độ khí đi trong ống là v = 28 m/s.
    Chiều dài vùng phản ứng là H = 0,4 m.
    2. Thiết bị làm lạnh.
    Đường kính tháp là D = 2,64m.
    Chiều cao tháp là 7 m.
    3. Tháp hấp thụ.
    Tổng số đĩa là 15 đĩa.
    Đường kính tháp là D = 2 m.
    Chiều cao tháp là 11 m.
    Vận tốc làm việc là 2 m/s.






    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [1] TS.Trần Xoa. TS.Nguyễn Trọng Khuôn. KS Hồ Lê Viên. 2006. Sổ tay Quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    [2] TS.Trần Xoa. TS.Nguyễn Trọng Khuôn. TS.Phạm Xuân Toản. 2006. Sổ tay Quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    [3] TS.Đỗ Văn Đài. TS.Nguyễn Trọng Khuôn. 1974. Cơ sở các Quá trình và thiết bị công nghệ Hóa chất tập 2. Nhà xuất bản ĐHBK Hà Nội.
    [4] GS.TSKH Nguyễn Bin. 2008. Quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất và Thực phẩm tập 4. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    [5] Võ Văn Bang. Vũ Bá Minh. 2004. Quá trình và thiết bị Công nghệ Hóa chất và Thực phẩm tập 3. Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP.HCM.
    [6] Lê Văn Hiếu. 2009. Công nghệ chế biến dầu mỏ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    [7] Nguyễn Thị Minh Hiền. 2010. Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
    [8] Nhóm tác giả bộ môn máy và thiết bị. Bảng tra cứu các quá trình cơ học Truyền nhiệt – Truyền khối. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...