Luận Văn Thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện​

    Information

    LỜI NÓI ĐẦU


    Trong những năm gần đây, với chính sách kinh tế mới, Đảng và nhà nước ta chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp, nghành năng lượng Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc, xứng đáng với vai trò mũi nhọn và then chốt trong nền kinh tế.Cùng với việc xây dựng thành công đường dây tải điện Bắc – Nam và một số công trình lớn khác ,hệ thống điện nước ta đã từng bước được cải tạo, nâng cấp. Xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy điện và các trạm biến áp phân phối điện,do đó sản lượng cũng như chất lượng điện năng ngày càng được nâng cao.


    Do địa hình nước ta có nhiều đồi núi và các con sông lớn nên ta có thể xây dựng các nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện đem lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng như kỹ thuật. Tuy nhiên, xây dựng nhà máy thủy điện lại cần vốn đầu tư kinh tế lớn và thời gian xây dựng kéo dài nhiều năm.Do đó, để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế,để đáp ứng nhu cầu trước mắt về điện năng ta cần thiết phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện : có vốn đầu tư ít hơn ,thời gian xây dựng nhanh hơn .


    Việc giải quyết đúng đắn các vấn đề kinh tế – kỹ thuật sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế và hệ thống điện.Trong bối cảnh đó, thiết kế phần điện nhà máy nhiệt điện và tính toán chế độ vận hành tối ưu không chỉ là nhiệm vụ mà còn là sự củng cố toàn diện về mặt kiến thức đối với mỗi sinh viên nghành hệ thống điện trước khi xâm nhập thực tế .


    Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn : PGS –TS Đào Quang Thạch

    đã hướng dẫn em tận tình, giúp em hoàn thành bản đồ án này.



    Sinh viên


    [​IMG]


    Lương Văn Chiến




    CHƯƠNG I


    TÍNH TOÁN PHỤ TẢI & CÂN BẰNG CÔNG SUẤT



    Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì thế điện năng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Số hộ dùng điện và lượng điện năng tiêu thụ không ngừng thay đổi và tăng nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và các chỉ tiêu kinh tế người ta sử dụng các phương pháp thống kê, lập nên đồ thị phụ tải để từ đó lựa chọn phương thức vận hành, sơ đồ nối điện hợp lý.

    Trong nhiệm vụ thiết kế, người ta thường cho đồ thị phụ tải hàng ngày ở các cấp điện áp và hệ số công suất của phụ tải tương ứng, cũng có khi cho đồ thị phụ tải hàng ngày của toàn nhà máy. Dựa vào đồ thị phụ tải ở các cấp điện áp mà xây dựng đồ thị phụ tải tổng của toàn nhà máy, ngoài phần phụ tải của hộ tiêu thụ ở các cấp điện áp, phụ tải phát về hệ thống, còn có phụ tải tự dùng của nhà máy. Công suất tự dùng của nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố (dạng nhiên liệu, áp lực hơi ban đầu, loại tuabin và công suất của chúng, loại truyền động đối với các máy bơm cung cấp.v v .) và chiếm khoảng 5 - 8% tổng điện năng phát ra.

    Đồ thị phụ tải tổng hợp của toàn nhà máy thường vẽ theo công suất biểu kiến S (MVA) để có được độ chính xác hơn vì hệ số công suất của phụ tải ở các cấp điện áp thường khác nhau. Như vậy, dựa vào đồ thị phụ tải các cấp điện áp tiến hành tính toán phụ tải và cân bằng công suất toàn nhà máy theo thời gian hàng ngày.

    MỤC LỤC

    NHIỆM VỤ THIẾT KẾ 1

    LỜI NÓI ĐẦU 2

    CHƯƠNG I : TÍNH TOÁN PHỤ TẢI & CÂN BẰNG CÔNG SUẤT . 3

    1.1 Chọn máy phát điện . 3

    1.2 Tính toán phụ tải ở các cấp điện áp 3

    CHƯƠNG II : CHỌN SƠ ĐỒ NỐI DÂY CỦA NHÀ MÁY 10

    2.1 Đề xuất phương án . 10

    2.2 Chọn máy biến áp 14

    2.2.1 Chọn máy biến áp cho phương án I . 14

    2.2.2 Chọn máy biến áp cho phương án II 18

    2.2.3 Tính tổn thất công suất và tổn thất điện năng 22

    2.2.4 Tính dòng điện làm việc bình thường, dòng điện cưỡng bức . 24

    CHƯƠNG III : TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH . 28

    3.1 Xác định tham số . 28

    3.2 Phương án I 29

    3.3 Phương án II . 39

    CHƯƠNG IV : SO SÁNH KINH TẾ – KỸ THUẬT

    CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU . 50


    4.1 Phương án I 51

    4.2 Phương án II 53

    CHƯƠNG V : CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ THANH DẪN . 56

    5.1 Chọn thanh dẫn cứng 56

    5.2 Chọn sứ đỡ . 59


    5.3 Chọn thanh góp mềm phía cao áp 61

    5.4 Chọn thanh góp mềm phía trung áp 63

    5.5 Chọn dao cách ly 65

    5.6 Chọn máy biến điện áp BU 66

    5.7 Chọn máy biến dòng điện BI . 68

    5.8 Chọn cáp và kháng điện đường dây . 71

    5.8.1 Chọn cáp cho phụ tải địa phương 71

    5.8.2 Chọn kháng điện . 73

    5.9 Chọn chống sét van 76

    5.9.1 Chọn chống sét van cho thanh góp 76

    5.9.2 Chọn chống sét van cho máy biến áp 76

    CHƯƠNG VI : SƠ ĐỒ TỰ DÙNG

    VÀ MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG . 78


    6.1 Sơ đồ nối điện tự dùng . 78

    6.2 Chọn máy biến áp tự dùng 78

    6.2.1 Chọn máy biến áp tự dùng cấp I . 78

    6.2.2 Chọn máy biến áp tự dùng cấp II 79

    6.2.3 Chọn máy cắt . 80

    SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN TỰ DÙNG 82
     
Đang tải...