Đồ Án Thiết Kế Nhà Trẻ Chim Cánh Cụt

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/11/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Design là một phạm trù văn hoá và khoa học, có khả năng sáng chế sáng tạo, kích thích công nghệ phát triển, tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hoá thẩm mỹ, giá trị Khoa học công nghệ, giá trị điều khiển sử dụng mang tính Ergonomie và giá trị kinh tế cao. Design là nghề thiết kế tạo mẫu, tạo dáng sản phẩm công nghiệp, nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật và thuậtngữ design ở Việt Nam thường được hiểu là Mỹ thuật công nghiệp.
    Mỹ thuật công nghiệp bao gồm các lĩnh vực thiết kế chính sau:
    - Thiết kế đồ họa. (Graphics design)
    - Thiết kế thời trang. (Fashion design)
    - Tạo dáng công nghiệp. (In ustrial design)
    - Thiết kế nội thất. (Interior design)
    Ngành Mỹ thuật công nhiệp nếu được coi là thành tựu chung của ngành nghệ thuật thì ngành Thiết kế nội thất có thể được xem là thành tựu lớn nhất của design công nghiệp. Tác phẩm nghệ thuật trong không gian nội thất từ trước đến nay, vẫn được cho là như một phần của kiến trúc mặc dù trên thực tế đây là hai công việc hoàn toàn tách biệt. Nghệ thuật trang trí nội, ngoại thất là một ngành độc lập và đặc biệt.
    Thiết kế nội thất có phạm vi hoạt động rất rộng, cần thiết cho mọi nơi, mọi chỗ trong cuộc sống, tạo ra những môi trường sống văn minh, văn hóa cao, có ý tưởng, ý nghĩa và mục đích rõ ràng. Đâu đâu cũng cần thiết có thẩm mỹ trong không gian môi trường sống, sinh hoạt, từ các loại nhà ở đến các công trình văn hóa, công cộng lớn nhỏ, mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
    Trong nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, và nhu cầu chất lượng về không gian sống, sinh hoạt của con người ngày càng cao, trang trí nội thất đang giữ vai trò ngày càng quan trọng. Không gian nội thất được đòi hỏi được đổi mới liên tục tạo ra nguồn công việc gần như không bao giờ cạn cho các nhà thiết kế. Những người được sống, nghỉ ngơi và làm việc trong không gian lý tưởng,nội thất hoàn hảo cả về công năng vật chất lẫn công năng tinh thần thì cuộc sống sẽ thi vị hơn, cảm xúc hơn và công việc cũng đạt hiệu quả cao hơn.
    Qua quá trình học tập và nghiên cứu, em đã hiểu được khái niệm, ý nghĩa, tầm quan trọng của design và phương pháp luận thiết kế. Lựa chọn đồ án tốt nghiệp là đề tài thiết kế nhà trẻ với ý tưởng chim cánh cụt. Môn học nhập môn design đã giúp em rất nhiều trong việc định hướng phong cách và ý tưởng cũng như nhận ra những hạn chế trong thiết kế của bản thân để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục và sáng tạo.

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu."
    (Maria Monterssori, 1870 – 1952)

    Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giáo dục tăng cao, rất nhiều nhà trẻ hay trường mầm non ra đời để đáp ứng được điều đó. Nhà trẻ chính là nơi trẻ em được cung cấp những cơ hội đầy tiềm năng để tiến hành thử các hoạt động mới, học các kỹ năng mới và hòa nhập với bạn bè,tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi trường tập thể, nên nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này. Lợi ích của giáo dục tuổi ấu thơ không chỉ gói gọn trong những gì trẻ thu nhận được trong chương trình mà có ảnh hưởng tới khả năng học tập, phát triển, tư duy, cá tính, khả năng thành công của trẻ trong những năm tháng tiếp theo tại trường học và suốt cả cuộc đời. Như vậy mục tiêu được đặt ra cho mỗi một nhà trẻ là phải tạo ra một môi trường nơi trẻ có thể vừa học tập vừa vui chơi để phát triển đầy đủ những kỹ năng thiết yếu như:
    - Cá nhân, xã hội và phát triển tình cảm
    - Giao tiếp, ngôn ngữ và làm quen kỹ năng ban đầu đọc viết.
    - Phát triển kỹ năng toán.
    - Phát triển kỹ năng thể chất.
    - Phát triển kỹ năng sáng tạo.
    - Kiến thức và hiểu biết về thế giới.
    Tất cả 6 mục tiêu này được dạy thông qua hàng loạt các hoạt động vui chơi lôi cuốn trẻ. Điều cần thiết là phải sáng tạo ra một không gian vừa mang đầy đủ tính thẩm mỹ và công năng phù hợp để kích thích khả năng phát triển của trẻ, đây chính là nhiệm vụ của những nhà thiết kế.
    Nhà trẻ - công trình công cộng luôn được chú trọng bởi bất cứ nơi nào trên thế giới, nơi nuôi dưỡng những mầm non tương lai của xã hội, có thể nói nhà trả là công trình vì tương lai. Đề tài đầy gợi mở và đòi hỏi nhiều sáng tạo này đã gây hứng thú cho em. Vì vậy em đã quyết định chọn “Nhà trẻ- Mẫu Giáo” , một dạng công trình công cộng, nhóm công trình văn hóa giáo dục làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình để có thể thể hiện tốt nhất những khả năng và kiến thức mà em đã được học tập và tích lũy.
    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Các nhà trẻ, trường mẫu giáo có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh địa phương nơi chúng ta sinh sống dưới các loại mô hình: công lập, dân lập và tư thục .Những nhà trẻ này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của người dân, gửi gắm con em họ tới một môi trường tập thể để các bé có thể phát triển các kỹ năng cũng như cha mẹ cũng có thêm những khoảng thời gian yên tâm thoải mái để làm việc.
    Tuy nhiên việc tạo ra một không gian phù hợp với sở thích của trẻ nhỏ đáp ứng được đầy đủ các công năng cần thiết, tiện dụng trong việc học tập và giảng dạy, để trẻ có thể phát triển bản thân một cách hào hứng và an toàn mà vẫn phải đưa được vào đó những bản sắc riêng, mang tính thẩm mỹ là một bài toán khó mà không phải bất kỳ nhà trẻ nào cũng làm được.
    Việc đầu tư cho Nhà Trẻ Mần Non ở Việt Nam hiện nay cũng rất được quan tâm và chú trọng. Hệ thống các trường mầm non đang được sửa chữa. Trang thiết bị cũng được đầu tư cho hiện đại và phù hợp với giáo dục. Hầu hết những nhà trẻ ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế, với không gian nhỏ hẹp, trang trí chưa gây được sự hứng thú của trẻ. Bởi thế các dự án, công trình mẫu giáo mầm non mang đầy đủ tính chất thiết kế nhằm phục vụ trẻ em ở mức tốt nhất đang dần thay thế những nhà trẻ kia.
    3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN
    Nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề như công năng, tổ chức không gian bên trong các phòng và thiết kế đồ đạc ở nhà trẻ để nhận biết những tồn tại của dạng công trình Nhà trẻ trên thực tế từ đó đưa ra những hướng giải quyết cũng như các phương pháp để thiết kế phù hợp với yêu cầu, môi trường cũng như điều kiện thực tế.
    Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để phân tích và giải quyết những vấn đề trong nhà trẻ một cách triệt để, có gắng đem lại một không gian sáng tạo, an toàn, thuận tiện trong sử dụng, đảm bảo các công năng một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ.
    Ngoài ra em muốn thay dổi ấn tượng của trẻ em về một không gian giáo dục cứng nhắc, thay vào đó là việc kết hợp chơi mà học, giúp trẻ có thể cảm nhận được những bài học thiết thực về các kỹ năng thiết yếu cũng như kiến thức xã hội một cách gần gũi nhất.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu là trẻ trong độ tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi, thường được chia làm ba giai đoạn nhỏ tương ứng với các nhóm lớp:
    - Nhóm lớp bé : từ 3 đến 4 tuổi.
    - Nhóm lớp nhỡ : từ 4 đến 5 tuổi.
    - Nhóm lớp lớn : từ 5 đến 6 tuổi.
    Đây là thời kỳ quan trọng với sự phát triển và học tập của trẻ bởi thế phải nghiên cứu kỹ các mảng tâm sinh lý trẻ nhỏ, các kích thước số đo nhân trắc của trẻ, ảnh hưởng tác động của màu sắc và hình khối đối với trẻ để thiết kế.
    Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hà Nội- nơi đang triển khai đề án “nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015” với mục đích phát triển giáo dục mầm non vững chắc, toàn diện, xây dựng hệ thống trường, lớp chuẩn hóa, đồng bộ theo hướng tiên tiến và hiện đại, và mở rộng ra trên toàn Việt Nam
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Thông qua các nguồn tạp chí, sách tham khảo: tìm hiểu thông tin liên quan, phù hợp với bà khóa luận.
    - Tra cứu trên mạng internet: phân tích chắt lọc những thông tin cần thiết, những hình ảnh có tính chọn lọc, đặc trưng.
    - Quan sát thực tế tại các trường mẫu giáo quanh địa phương: rút ra những nhận xét tổng quát khách quan về những điều đã làm được và những vấn đề còn tồn tại, để biết cách vận dụng , khắc phục để đưa ra giải pháp
    Từ đó đúc kết được những điều cần chú ý trong thiết kế nhà trẻ cũng như những ưu điểm đáng học hỏi của các công trình trước đó.
    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    Bài khóa luận dù chưa hoàn thiện nhưng phần nào đó lêu lên được những yêu cầu hiểu biết cơ bản về nhà trẻ, được áp dụng vào giải pháp thực hiện trong đồ án. Với mong muốn mang tính đóng góp cho xã hội và cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam hiện nay, nhà trẻ nằm trong nhóm công trình chưa được chú trọng đúng mức, các công trình nhà trẻ vẫn còn là sản phẩm của những giai đoạn trước khi đất nước còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về tính khoa học và thẩm mỹ.
    Hy vọng nó trở thành tài liệu có ích trong việc thiết kế nội thất nhà trẻ đối với các thế hệ khóa nhau cũng như với xã hội.


    MỤC LỤC:
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 6
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 7
    3. Mục đích của luận văn 8
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
    5. Phương pháp nghiên cứu 9
    6. Đóng góp của khóa luận .10

    PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH NHÀ TRẺ
    1.1. Định nghĩa và khái niệm về nhà trẻ 11
    1.2. Lịch sử và sự ra đời của công trình nhà trẻ .12
    1.3. Các loại hình nhà trẻ 14
    1.4. Thời gian biểu sinh hoạt trong nhà trẻ 15
    1.5. Đặc điểm tổ chức xây dựng và yêu cầu chung về nhà trẻ 15
    1.6. Thực trạng nhà trẻ ở Việt Nam .16
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC LÝ LUẬN THỰC TIỄN
    2.1. Nghiên cứu nhà trẻ .17
    2.1.1. Yêu cầu về vị trí địa lý .17
    2.1.2. Yêu cầu chung về xây dựng .18
    2.1.3. Các khối chức năng trong nhà trẻ .18
    2.1.4. Yêu cầu về Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em 20
    2.1.5. Yêu cầu về Nhà bếp .20
    2.1.6. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu 21
    2.1.7. Yêu cầu tối thiểu mẫu giáo độc lập tư thục 22
    2.2 Nghiên cứu đối tượng phục vụ
    2.2.1 Tìm hiểu các tỷ lệ nhân trắc học của trẻ 24
    2.2.2 Đặc điểm phát triển chung của trẻ lửa tuổi mẫu giáo .26
    2.2.3 Ảnh hưởng của màu sắc đối với trẻ nhỏ .27
    2.3 Một số hình ảnh tư liệu tham khảo về nhà trẻ .20
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
    3.1. Phân tích vị trí mặt bằng 31
    3.2. Phân tích đường dẫn ý tưởng .32
    3.3. Giải pháp thiết kế nội thất 34
    3.3.1. Giải pháp về hình khối, đường nét .34
    3.3.2. Giải pháp về màu sắc 35
    3.3.3. Giải pháp về chất liệu 36
    3.4. Thể hiện đồ án .38


    PHẦN 3: KẾT LUẬN 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...