Báo Cáo Thiết kế nhà máy thủy hải sản

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    Ngành Thuỷ sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong quá trình đó, từ những nghề sản xuất nhỏ bé, ngành đã có vị thế xứng đáng và đến nay đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

    I. Tổng quan hiện trạng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam:
    ** Điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam:
    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiêng Giang), diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.00 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi.
    Trong vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo, trong đó có nhiều đảo lớn như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, . có cư dân sinh sống, là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch đồng thời đã, đang và sẽ được xây dựng thành một tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho đội tàu khai thác hải sản, đồng thời làm nơi trú đậu cho tàu thuyền trong mùa bão gió. Trong vùng biển có nhiều vịnh, đầm, cửa sông như: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, v.v . và trên 400 nghìn ha rừng ngập mặn, là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi, trồng thuỷ sản và tạo nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá.
    Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Trữ lượng cá biển trong toàn vùng là khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 đến 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, .

    II. Tình hình thủy sản ở nước ta qua các năm:
    - Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, trong đó cá 3444 nghìn tấn, tăng 11,2%; tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9%
    - Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%.
    - Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%.[1]
    PHẦN 2: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
    I. Sơ lược về tình hình phát triển thủy sản ở các nơi chọn địa điểm:
    BẾN TRE
    Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km).

    Là nơi có nhiều thuận lơi về giao thông về đường thủy và đường bộ nên tạo ra sự phát triển thuận lợi và nhanh chóng.Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành của Việt Nam; tiếp tục có những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn về các lĩnh vực như: thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch và đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm từ dừa, cầu đường, khu công nghiệp, du lịch ; đồng thời thu hút nhân tài, nhằm đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững hơn

    Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh cả về lượng lẫn về chất, nhiều mô hình nuôi có năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được ứng dụng và nhân rộng như: nuôi cá tra thâm canh, mô hình nuôi tôm xen lúa, nuôi liền canh liền cư trong mương vườn dừa; ngoài những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh, ngành đang chú trọng phát triển các đối tượng nuôi mới như: tôm chân trắng, cá chẽm, cá bống mú, bống tượng, .công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng con giống, phòng chống dịch bệnh được quan tâm đầu tư; mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản được củng cố và phát triển.

    - Diện tích nuôi 42.550ha (trong đó diện tích nuôi tôm biển 30.900ha, tôm càng xanh 2.600ha, cá 4.300ha, nhuyễn thể 4.550ha, nuôi khác 200ha.
    - Tổng sản lượng 259.400tấn, trong đó khai thác 100.000tấn, nuôi trồng 159.400tấn.
    - Thủy sản đông lạnh xuất khẩu 32.000 tấn; Giá trị ngoại tệ thủy sản xuất khẩu 80 triệu USD.

    ĐỒNG THÁP
    Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 3.374 km2, trong đó đất sản xuất chiếm 276.206 ha. Dân số 1,7 triệu người, với hơn 82,73% sinh sống ở nông thôn, 73,59% lao động nông nghiệp.

    Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.
    Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này 4 mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. Hai bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.
    Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt trên 6.000 ha, nông dân tập trung nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Hàng năm cung cấp cho chế biến xuất khẩu trên 245.000 tấn cá và hàng ngàn tấn tôm¬ càng xanh, với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu USD.
    BÀ RỊA - VŨNG TÀU
    Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1.988,64km2,dân số: 994.837 người (1/4/2009). Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và biển Đông, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp biển, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên của Tỉnh là 1975,14m2, chiều dài bờ biển là 305,4 km, trong đó có nhiều vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 với nhiều nguồn tài nguyên quý là dầu khí và thuỷ sản đã tạo cho Bà Rịa –Vũng Tàu có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế và quốc phòng.

    PHẦN 7 :XỬ LÝ NƯỚC THẢI
    Công nghệ chế biến thủy sản ở VN là một trong những ngành tiêu thụ lớn nguồn nước, thải ra môi trường lượng bẩn hữu cơ cao & gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường. Vì vậy mỗi nơi chế biền và sản xuất tôm cần phải có 1 hệ thống xử lý nước thải. Sau đây là 1 trong những hệ thống xử lý nước thải:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...