Luận Văn Thiết kế nhà máy sữa hiện đại lên men và bơ từ nguyên liệu sữa tươi ở khu công nghiệp Điện Nam, Điện

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Thiết kế nhà máy sữa hiện đại lên men và bơ từ nguyên liệu sữa tươi ở khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam


    MỞ ĐẦU
    Trong cuộc sống hằng ngày việc lựa chọn nguồn thực phẩm đầy đủgiá trịdinh
    dưỡng và dễhấp thu là mối quan tâm hàng đầu của mỗi chúng ta. Chính vì vậy sữa
    và các sản phẩm từsữa được sửdụng rộng rãi ởmọi lứa tuổi đặc biệt với trẻem,
    người già và người mới lành bệnh.
    Sữa lên men (sữa chua) là một sản phẩm rất được ưa chuộng và ngày càng
    được xem là thành phần không thểthiếu trong thực đơn hằng ngày. Bởi sữa chua rất
    giàu vi chất với rất nhiều lợi ích “vàng” được chỉtên. Nó là nguồn bổsung protein,
    vitamin nhóm B, vitamin PP .và khoáng chất, giúp cân bằng cơthể. Nó cũng rất
    giàu canxi và hỗtrợtích cực cho hệtiêu hóa nhờcác protein chuyên biệt. Ngoài ra
    trong sữa chua cũng rất giàu các vi khuẩn có ích cho cơthểvà mang lại nhiều lợi
    ích thiết thực cho sức khoẻnhưgiúp giảm cân, kéo dài tuổi thọvà nhiều lợi ích
    khác nữa.
    ỞViệt Nam, sữa tươi sản xuất ra mới đáp ứng được 25-27% tổng lượng sữa
    tiêu thụtrên toàn quốc, phần lớn còn lại là sữa được chếbiến từnguyên liệu sữa
    khô nhập khẩu, và rủi ro vềsựcó mặt melamine trong thành phần sữa khô nhập
    khẩu là điều không thểtránh khỏi. Hơn nữa, ởnước ta việc sản xuất và tiêu thụsữa
    hầu nhưchỉtập trung ở2 miền Nam, Bắc. Tuy nhiên miền Trung cũng là một khu
    vực đầy tiềm năng, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam với địa hình thuận lợi trong phát
    triển chăn nuôi bò sữa nên sựra đời của nhà máy chếbiến sữa lên men và bơtừ
    nguyên liệu sữa tươi ởkhu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc (Quảng Nam) là rất
    cần thiết để đáp ứng được phần nào nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn
    thực phẩm và mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Các sản phẩm của nhà máy
    bao gồm:
    - Sữa chua uống tách chất béo
    - Bơ lên men.


    Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾKĨTHUẬT
    1.1. Sựcần thiết của việc xây dựng nhà máy:
    Trong xã hội phát triển ngày nay, chất lượng cuộc sống con người ngày càng
    cao thì nhu cầu vềdinh dưỡng và an toàn thực phẩm là một vấn đềlưu tâm hàng
    đầu. Và sữa chua được sản xuất từnguyên liệu sữa tươi là một loại thực phẩm bổ
    dưỡng, dễtiêu hoá và phù hợp với mọi lứa tuổi. Hiện nay, việc xuất hiện hàng loạt
    các sản phẩm sữa nhiễm melamine trên thịtrường là mối băn khoăn, lo lắng cho
    người tiêu dùng, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến trẻem. Thếnên việc đầu tưxây dựng
    nhà máy chếbiến sữa chua là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu
    dùng, và đặc biệt là trẻem. Bởi sữa chua không chỉcó lợi cho hệtiêu hoá của trẻ
    mà còn giúp bổsung nhu cầu khoáng chất cần thiết hàng ngày cho phát triển hệ
    xương, răng ởtrẻem. Khi nhà máy đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm,
    tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là lao động tại địa phương, và còn mang
    lại nguồn lợi nhuận to lớn cho nhà đầu tư.
    Nhà máy sữa được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    ã Vịtrí đặt nhà máy: gần nguồn nguyên liệu, thịtrường tiêu thụsản phẩm.
    ã Giao thông vận tải thuận lợi
    ã Việc cung cấp điện và nhiên liệu dễdàng.
    ã Cấp thoát nước thuận lợi.
    ã Nguồn nhân lực dồi dào.
    1.2. Vịtrí đặt nhà máy:
    Từnhững nguyên tắc trên, sau quá trình nghiên cứu em chọn địa điểm xây
    dựng nhà máy chếbiến sữa tại tỉnh Quảng Nam. Tuy ở đây sựphát triển các nhà
    máy sữa rất ít, hầu nhưchưa có nhưng em nghĩvới sựphát triển của tỉnh Quảng
    Nam trong những năm tới cùng với những chính sách ưu đãi đầu tưmới khi nước ta
    gia nhập tổchức WTO sẽthúc đẩy sựphát triển nhanh hơn của nhiều mặt hàng nói
    chung và sản phẩm sữa nói riêng. Đặc biệt Quảng Nam có địa hình đa dạng gồm
    vùng núi, trung du, đồng bằng và vùng cát, bãi ven sông rất thuận lợi trong phát
    triển chăn nuôi bò sữa. Và trong những năm gần đây, nhờnguồn vốn hỗtrợ, phong
    trào chăn nuôi bò ởQuảng Nam phát triển mạnh đặc biệt ởcác huyện lân cận Điện Bàn
    nhưDuy Xuyên, Đại Lộc, QuếSơn, Hiệp Đức .Vì vậy khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc thuộc huyện Điện Bàn là nơi có nhiều lợi thếcho sựphát triển của nhà máy
    sữa. Hơn nữa khu công nghiệp này tập trung nhiều công ty khác nhau như: công ty bia,
    công ty lắp ráp xe máy, điện tử, điện lạnh, chếbiến nông, lâm, thủy sản, sản xuất mỹ
    phẩm và văn phòng phẩm cũng nhưsản xuất hàng dệt may .phần nào tạo thuận lợi
    cho sựliên hợp các công trình điện, giao thông, nước . giúp giảm vốn đầu tưcũng như
    hạgiá thành sản phẩm. KCN Điện Nam- Điện Ngọc với tổng diện tích qui hoạch 418
    ha, giai đoạn 1 được đầu tưvới diện tích là: 145 ha, và giai đoạn 2 sẽ được đầu tưmở
    rộng trên diện tích 245 ha, tổng nguồn vốn đầu tưhơn 254,5 tỷ đồng, đây cũng là một
    trong những lợi thế đểcác nhà đầu tưcó thêm mặt bằng sản xuất. Vì vậy em chọn khu
    công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc là nơi xây dựng nhà máy.
    1.3. Giao thông vận tải:
    Hàng ngày nhà máy cần vận chuyển với khối lượng lớn: vận chuyển nguyên
    vật liệu, bao bì, nhiên liệu . kịp thời để đảm bảo hoạt động của nhà máy, ngoài ra
    vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ, vận chuyển phếliệu trong sản xuất. Vì vậy
    vấn đềgiao thông rất quan trọng. Tại khu công nghiệp này giao thông vận tải của
    nhà máy khá thuận lợi:
    ƒ Giao thông: đường trục chính rộng 51m, dài 300 m; đường 15 m dài 5000 m;
    đường 10,5 m dài 4300 m.
    ƒ Thuộc địa phận xã Điện Nam và Xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, nằm kề
    tỉnh lộ607 nối Thành phố Đà Nẵng với phốcổHội An.
    ƒ Cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 20 km, cảng Tiên Sa 29 km vềphía Bắc; cách
    sân bay Chu Lai, cảng KỳHà, khu lọc hoá dầu Dung Quất 100 km.
    Đây là điều kiện rất tốt đểvận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm,
    máy móc thiết bị, .


    KẾT LUẬN
    Sựra đời của nhà máy sữa sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng ngày càng
    tăng của người dân, thúc đẩy ngành công nghiệp chếbiến sữa trong nước phát triển
    và giảm việc nhập khẩu những sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc từnước ngoài,
    đồng thời tạo việc làm cho người lao động, góp phần đưa nền công nghiệp của tỉnh
    Quảng Nam phát triển hơn nữa. Vì vậy việc yêu cầu vềtrình độsản xuất và trang
    thiết bịhiện đại cho nhà máy là vấn đềcần thiết.
    Trong đềtài tốt nghiệp này, em thiết kếnhà máy sữa hiện đại với hai mặt hàng
    chính là sữa chua uống tách béo và bơlên men đi từnguồn nguyên liệu là sữa tươi
    và em tin rằng việc kết hợp sản xuất hai mặt hàng này trong nhà máy là hợp lý vì
    chúng hỗtrợbổsung cho nhau trong dây chuyền công nghệ, tận dụng tối đa nguyên
    vật liệu.
    Hơn nữa, việc sửdụng nguồn nguyên liệu sữa tươi sẵn có trong nước sẽ đảm
    bảo an toàn và tránh việc có thểbịnhiễm melamine trong sữa từnguyên liệu nhập
    ngoại, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt và chăn nuôi phát triển
    hơn. Chúng ta cũng có thểthấy rằng, việc xây dựng nhà máy sữa hằng năm sẽ đem
    lại một nguồn lợi hết sức lớn cho nhà đầu tưvà đóng góp một phần không nhỏvào
    kim ngạch của Nhà nước.
    Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức vềthực tếcòn hạn chếnên việc thực
    hiện đềtài còn nhiều thiếu sót cũng nhưcòn nhiều vấn đềchưa hợp lí so với thực tế.
    Em rất mong nhận được sựgóp ý của thầy cô và các bạn.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. ĐỗVăn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ ThịTươi, Trần Xoa
    (1990), Cơsởquá trình và thiết bịcông nghệhóa học, tập I, II, Nhà xuất bản Đại
    học và Trung học chuyên nghiệp.
    2. Lê Văn Việt Mẫn (2004), Công nghệsản xuất các sản phẩm từsữa, Tập I, Nhà
    xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.
    3. TS. Lê ThịLiên Thanh, PGS.TSKH Lê Văn Hoàng (2002), Công nghệchếbiến
    sữa và các sản phẩm từsữa, Nhà xuất bản Khoa học Kỹthuật.
    4. TS Lâm Xuân Thanh (2003), Giáo trình công nghệchếbiến sữa và các sản phẩm
    từ sữa, Nhà xuất bản Khoa học Kỹthuật.
    5. Trần ThếTruyền (2006), Cơsởthiết kếnhà máy thực phẩm, Đại học Bách khoa
    Đà Nẵng
    6. Bylund G (1995), Dairy processing handbooks, Tetrapak processing systems AB
    publisher, Lund.
    7. Saravacos G. E, Kostraroalos A. M (2003), Mandbook of milk processing
    equipment, Kluwer New York .
    8. E.Wangner Nilelsen, JenA. Allum (1989), Dairy technology of milk, Dunish
    Turkey Dairies Ltd.
    9. Http://www.tetrapakprocessing.com
    10. Http://www.machinnery.co.uk
    11. Danh mục thiết bịCHRIST-England
    12. Danh mục thiết bịInvensys.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...