Báo Cáo Thiết kế nhà máy sữa chua yaourt

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tổng quan
    1.1. Đặt vấn đề
    Sữa là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy nó là nguồn thực phẩm rất quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Từ sữa người ta có thể sản xuất ra nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó yaourt. Nó được tạo thành nhờ quá trình lên men lactic.
    Ngoài các giá trị dinh dưỡng từ sữa, yaourt còn có chức năng làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ cho con người. Chính vì vậy mà yaourt là một sản phẩm rất phổ biến trên thế giới.
    Ưu thế vượt trội của sữa chua là trong khi một số người uống sữa tươi có vấn đề về tiêu hó thì với sữa chua bất kỳ ai cũng có thể ăn mà không gặp trở ngại nào. Do đường lactose có trong sữa chua đã được các vi khuẩn phân hóa thành những loại đường dễ hấp thu hơn nên sữa chua rất dễ tiêu hóa khi ăn.
    Ăn sữa chua hằng ngày mang lại rất nhiều lợi ích như giúp giải phóng năng lượng trong cơ thể. Không chỉ thế, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các thành phần có trong sữa chua như lactobacillus acidophilus và bifido bacterium có tác dụng hữu hiệu với sức khỏe, giúp tạo sự cân bằng và bổ sung vi khuẩn tốt trong đường ruột, giảm thiểu những vi khuẩn có hại.
    Với những công dụng rất lớn của sữa chua đối với sức khỏe con người mà ngày nay việc sử dụng sữa chua như là loại thực phẩm hàng ngày.
    Do nhu cầu sử dụng hàng ngày của con người lớn, không những gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng về sản phẩm sữa chua, nhóm chúng tôi đã tiến hành thiết kế xây dựng nhà máy sản xuất sữa chua yaourt.
    1.2. Tình hình tiêu thụ sữa chua yaourt
    Trên thị trường hiện nay sản phẩm yaourt rất đa dạng về chủng loại. Cấu trúc và mùi vị yaourt luôn được các nhà sản xuất hay đổi để phù hợp với thị hiếu và thói quen sử dụng của khách hàng.
    Sản phẩm yaourt có thể được phân loại như sau:
    + Yaourt truyền thống (Set type)
    + Yaourt dạng khuấy (Stirred type)
    + Yaourt uống (drinking type) hay yaourt dạng lỏng
    + Yaourt lạnh đông (frozen type)
    + Yaourt cô đặc (concentrated yaourt)
    Mặt khác phân loại yaourt dựa vào hàm lượng chất béo trong sản phẩm. Lượng chất béo trong yaourt có thể dao động từ 0 – 10%, thông thường là từ 0.5 – 3.5 %. Theo tổ chức y tế thế giới WHO và tổ chức nông lương FAO, sản phẩm yaourt có thể chia thành 3 nhóm sau:
    + Yaourt béo(Fat yaourt): Hàm lượng chất béo sản phẩm không thấp hơn 3% .
    + Yaourt “ Bán gầy”(partially skimmed yaourt): Hàm lượng chất béo nằm trong khoảng 0.5 – 3% .
    + Yaourt gầy (Skimmed yaourt): Hàm lượng chất béo không lớn hơn 0.5%
    Theo đánh giá của cục chăn nuôi (bộ NNPTNT), từ 2010 đến 2020, thị trường sữa Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 20-25%/năm, trong đó, sữa chua là một trong các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh. Hiện sữa chua mới chiếm tỉ trọng khoảng 12-20% toàn thị trường sữa. Số liệu tại hội thảo về thị trường sữa do cục quản lý cạnh tranh (bộ công thương) tổ chức, cho thấy: Hiện Vinamilk vẫn chiếm ưu thế trên hầu hết các phân khúc (sữa uống, sữa đặc có đường, sữa tươi nguyên chất, sữa tiệt trùng .). Với sữa chua, doanh thu toàn thị trường năm 2009 khoảng 2.000 tỉ đồng, thì Vinamilk hiện cũng chiếm khoảng 60%. Thời gian gần đây, nhiều công ty mới tham gia thị trường đã tạo được chỗ đứng đối với dòng sản phẩm sữa chua.
    Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP), nhà sản xuất sữa chua nhãn hiệu Ba Vì - cho biết: “Ở Việt Nam, thị phần của sản phẩm sữa chua mới chỉ bằng 1/6 tổng nguồn cung toàn thị trường, trong khi ở Châu Âu và nhiều nước trên thế giới, thị phần sữa chua chiếm 50%. Do cơ chế lên men của sữa chua là lên men tự thân đã đào thải những độc tố, nên sữa chua rất tốt cho sức khoẻ”. 5 năm trước, khi bắt đầu sản xuất sữa chua, IDP đã nhận ra mức tăng trưởng khả quan của sản phẩm này và quyết định mua độc quyền một mã men sống (probiotics) từ Đan Mạch trong vòng 20 năm để sản xuất sữa chua. Cho đến nay, sữa chua chính là sản phẩm có mức tăng trưởng mạnh nhất trong toàn bộ các nhóm sản phẩm của IDP, với thị trường rải khắp các địa phương.
    Công ty cổ phần sữa Kido - cho biết: “Kido cũng “thâm nhập” thị trường sữa chua từ năm 2006. Từ đó, công ty quyết định mua cổ phần của Nutifood, Tribeco để phát triển thị trường, đồng thời Kido còn tận dụng hệ thống hơn 100.000 điểm bán lẻ của Kinh Đô để đưa sản phẩm sữa chua cao cấp và sữa chua dành cho trẻ em đến người tiêu dùng.
    Vinamilk tự hào đã chiếm thế độc tôn về mặt hàng sữa chua ăn, thì ở mặt hàng sữa chua men sống dạng uống (sữa chua uống), Yakult Việt Nam (nhãn hiệu Nhật Bản) đến sau lại chiếm ưu thế với sản lượng sữa chua uống của Yakult là 73.000 chai/ngày.[1]
    2. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy
    2.1. Nguyên tắc lựa chọn
    - Nguồn nguyên liệu: nguyên liệu của nhà máy sản xuất sữa chua là sữa tươi, sữa đặc có đường, vi khuẩn lactic. Toàn bộ nguyên liệu được nhập từ công ty khác vào, cho nên phải chọn địa điểm xây nhà máy nằm gần các nhà máy khác có khả năng cung cấp nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu (hoặc được cung cấp từ các trang trại). Mặt khác sữa tươi là loại nguyên liệu không thể vận chuyển lâu vì sẽ làm biến đổi thành phần và tính chất của sữa, làm tăng hàm lượng vi sinh vật gây hỏng sữa. Nguồn nguyên liệu của công ty cung cấp phải đủ lớn, đảm bảo đủ chất lượng và số lượng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động liên tục.
    - Nguồn nước: cho sản xuất của công ty phải sạch, đạt các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn vệ sinh dùng trong thực phẩm. Nguồn cung cấp phải đủ, ổn định. Đồng thời phải có khu vực xử lý nước. Nước sẽ được cung cấp từ nhà máy nước của khu công nghiệp. Ngoài ra nguồn nước còn được lấy từ các giếng khoan và được xử lí đạt yêu cầu của nước thủy cục.
    - Giao thông: Hàng ngày nhà máy phải nhập nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm đến các đại lý do đó nhà máy cần đặt gần đường giao thông chính để thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm,
    - Nguồn điện: điện năng cần ổn định, sử dụng mạng lưới điện của khu công nghiệp. Để đề phòng mất điện, nhà máy cần sử dụng thêm máy phát điện dự phòng, nhằm đảm bảo sản xuất liên tục.
    - Nguồn nhân lực: nên đặt gần khu dân cư để thuận tiện trong việc lựa chọn công nhân, tiêu thụ sản phẩm, giảm các chi phí phúc lợi xã hội (đào tạo, nhà ở).
    - Thị trường tiêu thụ: cần đặt gần nơi có đông dân cư thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm (dùng dạng lạnh) phù hợp với những nơi có khí hậu nóng nên công ty cần đặt gần những nơi có khí hậu nóng để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm
    - Sự hợp tác hóa: Nhà máy hợp tác với các nhà máy khác nằm trong khu công nghiệp như công ty nhựa, công ty bao bì, nhà máy khí nén, nhà máy xử lí nước, để cùng chung phát triển cơ sở hạ tầng, điện, nước, vấn đề tiêu thụ sản phẩm và phế phẩm nhanh có tác dụng giảm thiểu thời gian xây dựng, chi phí đầu tư và hạ giá thành sản phẩm.
    Ngoài ra nhà máy còn liên kết với các dự án nuôi bò sữa của nông dân vùng lân cận để dần dần hình thành nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy sau này, thay thế dần nguồn nguyên liệu sữa bột nhập ngoại của nước ngoài. Đây là điều đáng và nên làm trong tương lai.
    - Nằm trong khu quy hoạch của địa phương, khu vực đảm bảo an ninh quốc phòng (không xây dựng gần biên giới, sân bay, .) để nhà máy được hoạt động ổn định
    - Lựa chọn nơi có khí hậu, thời tiết, địa hình thuận lợi, tương đối bằng phẳng, ít ngập lụt, mạch nước ngầm nằm sâu dưới đất → để không tốn nhiều tiền làm móng.
    Sau khi xem xét tổng quát thì nhóm đã chọn sơ bộ được ba địa điểm phù hợp để xây dựng nhà máy. Ba địa điểm đó là: khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, khu công nghiệp Mỹ Phước.

    Hạ tầng - Cơ sở : a. Hạ tầng: Các KCN do Becamex đầu tư đều nằm trên tuyến Quốc lộ 13, nối kết với các tuyến đường giao thông huyết mạch của cả nước.
    - Hệ thống đường giao thông và đường nội bộ hoàn chỉnh rộng 25 – 62 m. Mặt đường thảm bê tông nhựa tải trọng 40 – 60/ tấn
    b/ Cấp điện, cấp nước: - Cấp điện: Trạm biến áp 500MAV và lưới điện quốc gia 22 KV cung cấp đến ranh giới các lô đất.
    - Cấp nước: Hệ thống ống từ Ø 27 đến Ø 800 tạo thành mạch vòng cấp nước khép kín toàn khu, dẫn thẳng đến từng nhà máy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ áp lực và lưu lượng với công suất cung cấp nước khoảng 80.000 m3/ngày đêm.
    Ngoài ra, Khu công nghiệp còn có Trạm bơm tăng áp, 2 bồn chứa ở mỗi khu và gần 300 họng cứu hỏa.
    c/ Xử lý nước thải Nhà máy xử lý nước thải tập trung có công suất 16.000 m3 /ngày đêm, đảm bảo tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, cột A trước khi thải ra sông.
    d/ Viễn thông:
    Hệ thống cáp điện thoại lắp đặt tới ranh giới các lô đất và cung cấp đầy đủ theo nhu cầu khách hàng, không giới hạn số lượng. Hệ thống cáp quang có thể nối kết với các ứng dụng viễn thông và hệ thống kênh thuê riêng.
    Tổng đài điện thoại IDD, VoIP, ADSL
    Tiện ích : Trụ sở chi cục Hải quan tại khu công nghiệp: văn phòng hải quan và bãi kiểm tra container hoạt động ngay tại khu công nghiệp, áp dụng hình thức khai báo hải quan qua mạng tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho nhà đầu tư.
    Bưu điện: Chi nhánh bưu điện Bình Dương, bưu cục hoạt động tại khu công nghiệp phục vụ kịp thời nhanh chóng cho nhà đầu tư và người lao động trong việc đáp ứng nhu cầu lắp đặt thiết bị viễn thông cũng như thông tin liên lạc, thư tín, Bên cạnh đó, công ty Cổ phần bưu chính viễn thông VNTT (hợp tác giữa Becamex IDC, tập đoàn Bưu chính viễn thông VNTT và ngân hàng đầu tư – phát triển Việt Nam) đã triển khai hệ thống cáp quang và đưa các dịch vụ viễn thông vào hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tại khu công nghiệp.
    Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng, máy ATM các ngân hàng lớn như (Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV), ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Đông Á (EAB), tại khu công nghiệp sẳn sàng đáp ứng nhu cầu chuyển, nhận tiền của nhà đầu tư cũng như việc thanh toán lương qua thẻ ATM của các doanh nhiệp.
    Phòng cháy chữa cháy: Đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp tại khu công nghiệp. Hệ thống vòi cung cấp nước dọc các trục đường nội bộ. Lực lượng bảo vệ KCN 24/24 được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và chống bạo động
    An ninh trật tự: Chốt an ninh được đặt khắp khu công nghiệp và những nhân viên giám sát đi tuần tra thường xuyên 24/24 trong toàn khu công nghiệp.
    Trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động: Đặt tại khu công nghiệp nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác tuyển dụng và tư vấn các chính sách về lao động; xúc tiến các chương trình tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm và tạo điều kiện hỗ trợ lao động trong khu công nghiệp.

    CHƯƠNG 8: XỬ LÍ NƯỚC THẢI
    Thoát nước: thoát nước có hai loại là
    + Loại sạch :
    Nước từ những nơi như các giàn ngưng tụ nước làm nguội gián tiếp ở các thiết bị trao đổi nhiệt. Để tiết kiệm nước có thể tập trung vào các bể chứa để sử dụng vào các nơi không yêu cầu có độ sạch cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...