Luận Văn Thiết kế nhà máy sản xuất mì ăn liền

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    
    Chương I: Mở Đầu 3
    I. Giới thiệu chung về sản phẩm và vấn đề sản xuất mì ăn liền 3
    II. Lập luận kinh tế kỹ thuật 6
    Chương II: Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 9
    I. Các nguyên tắc lựa chọn địa điểm để xây dựng nhà máy 9
    II. Phương pháp và địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy 11
    Chương III: Công nghệ sản xuất mì ăn liền 20
    I. Nguyên liệu sản xuất 20
    I.1. Nguyên liệu chính 20
    I.2. Nguyên liệu phụ 24
    I.3. Các chất phụ gia sử dụng 26
    II. Sản phẩm mì ăn liền 29
    III. Lựa chọn năng suất cho nhà máy 32
    IV. Lựa chọn và mô tả quy trình công nghệ 32
    V. Thuyết minh quy trình công nghệ 34
    VI. Tính toán cân bằng vật chất nguyên liệu – sản phẩm 38
    VII. Tính toán và lựa chọn thiết bị máy móc 45
    Chương IV : Thiết kế mặt bằng nhà máy 66
    I. Lập bảng diện tích và kích thước các công trình 66
    II. Thiết kế bố trí mặt bằng nhà máy 67
    III. Thuyết minh mặt bằng nhà máy 67
    IV. Bố trí và thiết kế mặt bằng các phân xưởng sản xuất chính 67
    V. Hệ thống cấp – thoát nước 67
    V.1. Hệ thống cấp nước 67
    V.2. Hệ thống xử lý nước thải 68
    Chương V : Tính toán cung cấp năng lượng 72
    PHẦN I : TÍNH NHIỆT – HƠI ĐỐT – DẦU FO 72
    PHẦN II : VẤN ĐỀ CUNG CẤP ĐIỆN 76
    Chương VI : Tính toán cấp nước 84
    Chương VII: Tính kinh tế và nhân sự cho dự án 89
    A. Vấn đề tổ chức nhân sự 89
    I. Sơ đồ tổ chức 89
    II. Dự kiến nhân sự 89
    III. Nguồn nhân sự 90
    B. Vấn đề kinh tế 92
    I. Vốn quyết toán dự án 92
    II. Tính tổng tiền lương 97
    III. Tính tổng chi phí 97
    IV. Dự tính giá thành – tính tổng thu 99
    V. Tính hiệu quả kinh tế 100
    Chương VIII : Vấn đề an toàn vệ sinh công nghiệp 101
    I. An toàn lao động 101
    II. Vệ sinh công nghiệp 103
    III. Phòng chống cháy nổ 104
    Kết luận 106
    Phụ lục 108
    Tài liệu tham khảo 127


    Chương I: Mở Đầu
    
    I. Giới thiệu chung về sản phẩm và vấn đề sản xuất mì ăn liền
     Giới thiệu chung về mì ăn liền
    Mì ăn liền xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1950 và ngày nay nó đã trở thành một sản phẩm phổ biến được sản xuất trên hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới. Trong năm 2001, hơn 1 triệu tấn mì gói được sản xuất ở Trung Quốc, khoảng 700.000 tấn ở hai quốc gia Nhật Bản và Indonesia, 270.000 tấn ở Nam Triều Tiên, 80.000 tấn ở Thái Lan, 50.000 tấn ở Đài Loan, 40.000 tấn ở Philippines và ở Việt Nam ta là khoảng 200.000 tấn.
    Sự tiện dụng và việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là các yếu tố quan trọng làm cho sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến. Mức tiêu thụ cho sản phẩm này đã gia tăng một cách vững vàng kể từ năm 1995 trên một số quốc gia Châu Á. Về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, Nhật Bản luôn là quốc gia có mức tiêu thụ cao nhất và được duy trì ổn định (theo bảng 1). Trong năm 2001,trên đầu người mỗi năm tiêu thụ mì ăn liền khoảng từ 5,5kg ở Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới 0,57kg ở Philippines.
    Việc gia tăng sự tiêu thụ mì ăn liền đã dẫn hướng cho sự nổ lực khảo sát, nghiên cứu việc sử dụng mì ăn liền như nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết. Trong lúc các thách thức về mặt kỹ thuật và thiết bị đang còn đó, thực phẩm này xuất hiện để đưa ra một hướng đi mới như một tiềm lực để phát triển một loại thực phẩm chức năng.
     Các vấn đề chung về sản xuất mì ăn liền.
    Mì ăn liền được làm từ lúa mì, tinh bột, nước, muối hoặc Kan Sui(một hổn hợp muối có tính kiềm bao gồm: Natri cacbonat, kali cacbonat và natri phosphat) và những thành phần khác, chúng cải thiện cấu trúc và mùi vị cho mì ăn liền (bảng 2). Các loại bột khác có thể được trộn với bột mì để tạo thành tính chất đặc trưng cho mỗi kiểu mì ăn liền. Ví dụ: bột buckwheat được thêm vào với lượng 10 – 40% của bột mì trong sản xuất mì sợi có chứa Buckwheat hay soba. Mì ăn liền là một sản phẩm thực phẩm phổ biến bao gồm nhiều loại như: mì ăn liền kiểu Trung Quốc, mì ăn liền Nhật Bản, mì ăn liền Châu Âu. Các kiểu này dựa trên sự thay đổi các thành phần cơ bản trong chế biến sợi mì. Mì gói Trung Quốc sử dụng Kan Sui, trong khi đó mì gói Nhật Bản thì không sử dụng và mì gói theo kiểu Châu Âu thường được làm từ bột hòn(loại bột thô của lúa mì cứng chuyên dùng để sản xuất bánh pút-đinh)


    KẾT LUẬN

    Như đã trình bày ở phần mở đầu. Luận văn thiết kế nhà máy mì ăn liền là một bản thiết kế phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta, với các thuận lợi như sau : nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, vốn đầu tư ban đầu là không quá lớn và thời gian hoàn vốn nhanh nên đạt được hiệu quả kinh tế cao.
    Qua quá trình tính toán và thực hiện bản luận văn, ta rút ra đuợc một số mấu chốt sau:
     Dây truyền thiết bị ở đây chủ yếu là đươc nhập từ nước ngoài nên giá thành là rất cao. Các bộ phận được thiết kế trong nước là khá ít ỏi và chỉ là những chi tiết phụ nên vì thế dẫn tới việc thất thoát một nguồn ngoại tệ ra nước ngoài. Vốn đầu tư ban đầu tăng lên đáng kể, thời gian hoàn vốn kéo dài, khả năng tự bảo trì sửa chữa trong nước bị hạn chế. Để khắc phục được điều này, khi đầu tư cho dây truyền thiết bị sản xuất, doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ các bộ phận nào có khả năng thiết kế trong nước để giảm thiểu tối đa chi phí. Qua đó, nó còn thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo máy trong nước có cơ hội phát triển.
     Khi xây dựng nhà máy mì ăn liền với năng suất 600.000 gói/ca ta đã giải quyết tối thiểu 500 lao động tại địa phương. Ngoài ra nó còn thúc đẩy các ngành công – nông nghiệp có liên quan khác cùng phát triển. Qua đó có thể giảm bớt phần nào nạn thất nghiệp cho đất nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...