Luận Văn Thiết kế nhà máy sản xuất gạch chịu lửa loại sản phẩm samốt caoalumin, công suất 60.000 tấn /năm

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - phần khái quát chung.
    Công nghiệp vật liệu chịu lửa là công nghiệp sản xuất các sản phẩm làm việc ở nhiệt độ cao, song song với các công nghiệp khác công nghiệp vật liệu chịu lửa không ngừng phát triển. Vật liệu chịu lửa là hậu phương không thể thiếu được của công nghiệp luyện kim, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hiệp hoá học, công nghiệp xi măng và một số ngành công nghiệp khác.
    Do đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp nên công nghiệp vật liệu chịu lửa có lịch sử phát triển khá lâu dài gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp thế giới. Tại châu Âu, khoảng cuối thế kỷ thứ XIV vật liệu chịu lửa samốt đóng thành viên từ đất sét chịu lửa bắt đầu được sản xuất nhưng cho đến năm 1856 mới xây dựng nhà máy vật liệu chịu lửa samốt đầu tiên ở Nga. Năm 1822 ở Anh có nhà máy vật liệu chịu lửa dinat đầu tiên và sau đó ở Nga vào năm 1880. Vật liệu chịu lửa Dôlômit đầu tiên cũng được sản xuất tại Anh năm 1878. Công nghiêp vật liệu chịu lửa ở các nước phát triển không đều nhau, số lượng và mức độ ở nước này hay nước khác tuỳ mức độ phát triển của công nghiệp nước đó.
    Hiện nay trên thế giới có khoảng 2000 công ty sản xuất vật liệu chịu lửa với tổng công suất thiết kế khoảng 40 triệu tấn/năm. Mức độ tiêu thụ của ngành thép là lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm vật liệu chịu lửa. Tiếp theo là ngành xi măng chiếm 7%, hoá chất và dầu mỏ chiếm khoảng 4% kim loại màu chiếm khoảng 3%, các ngành khác 6%. Về tiêu thụ vật liệu chịu lửa trên thế giới theo khu vực như sau: Nhiều nhất là khu vực Châu á- Thái bình dương chiếm 40%, Đông Âu và Liên Xô cũ chiếm 23%, tây Âu chiếm 15%,các nước NAFTA (Mỹ, Canađa, Mêxico) chiếm 14%, các nước Mỹ latinh chiếm 4%, châu Phi và Trung đông chiếm 4%.


    (TS Lê Văn Thanh: sản xuất vật liệu chịu lửa- sản phẩm và thị trường. Tạp chí Xây dựng 7 /2001).
    ở Viêt Nam việc sử dụng vật liệu chịu lửa đã có từ rất lâu nhưng do đất nước bị chiến tranh, công nghiệp chậm phát triển nên sau khi miền bắc giải phóng nhà máy gạch chịu lửa đầu tiên được xây dựng tại Cầu Đuống năm 1959. Từ những nguyên liệu trong nước và trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý mới đầu còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm còn kém chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành thép, xi măng, thuỷ tinh .
    Đến năm 1997 nước ta mới có ba nhà máy sản xuất vật liệu chịu lửa sản phẩm chủ yếu là gạch chịu lửa samốt có hàm lượng Al2O3 <45 %.
    Ngày nay, trong điều kiện đất nước ta tiến hành mạnh mẽ "công nghiệp hoá- hiện đaị hoá "đất nước. Vật liệu chịu lửa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như xi măng , gốm sứ, thuỷ tinh . Do vậy cần phải tăng cường năng lực sản xuất vật liệu chịu lửa đặc biệt là các loại sản phẩm samốt caoalumin để đáp ứng được nhu cầu các ngành trong nước và tiến tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Theo thống kê thì năng lực sản xuất gạch chịu lửa loại samốt caoalumin của Việt Nam năm 2000 là 6.000 tấn, dự kiến năm 2005 sản lượng đạt là 13.000 tấn, đến năm 2010 là 33.000 tấn.
    Từ thực tế trên ta thấy rằng năng lực sản xuất gạch samốt caoalumin mới đáp ứng được một phần của nhu cầu sử dụng hiện tại, trong tương lai nhu cầu đó còn tăng cao thì mới đáp ứng được nhu cầu "công nghiệp hoá - hiện đại hoá" đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy tôi được giao nhiệm vụ: Thiết kế nhà máy sản xuất gạch chịu lửa loại sản phẩm samốt caoalumin, công suất 60.000 tấn/năm.
    Nhằm hoàn thiện thêm kiến thức chuyên ngành của mình, nếu trở thành hiện thực nó sẽ giải quyết cơ bản nhu cầu gạch chịu lửa samốt caoalumin ở Việt Nam và xuất khẩu đi một số nước trong khu vực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...