Luận Văn thiết kế nhà máy sản xuất enzyme amylaza

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầuCùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công nghệ sinh học là một trong những nghành khoa học được xem là mũi nhọn của thế kỷ XXI, thu hút nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực như: công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuậtdi truyền và đã đạt được những thành tựu to lớn trong mấy chục năm gần đây. Nước ta là nước nhiệt đới có khí hạu nóng ẩm rất thuận lợi cho sụ phát triển của vi sinh vật. Đó là lợi thế to lớn giúp ngành công nghiệp sản xuất enzyme và ứng dụng phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
    Đối với công nghiệp rượu cồn, thực phẩm lên men, các enzyme đường hóa có vai trò đặt biệt quan trọng. Vài năm trở lại đây ,chế phẩm enzyme amylaza của nấm mốc đã thay thế một phần malt. Và kết quả đêm lại:
    - Tiết kiệm được chục nghìn tấn malt có chất lượng cao
    - Tăng hiệu suất rượu, do khả năng thủy phân sâu của phức hệ enzyme của nấm mốc
    - Thời gian sản xuất chế phẩm rút xuống nhiều lần
    - Giảm được diện tích sản xuất, lao động và điện năng
    Một số ngành chỉ cần chế phẩm enzyme dạng thô: rượu, cồn. Nhưng cũng có một số ngành công nghiệp đòi hỏi chế phẩm enzyme dạng tinh kiết hơn :bia
    Cũng chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài tốt nghiệp là: Thiết kế nhà máy sản xuất enzym amylaza, năng suất enzym thô 15.000 kg/ ngày.









    CHƯƠNG I LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
    Enzyme – chất xúc tác sinh học có tính chất chọn lọc và đặc hiệu cao, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển trao đổi chất trong sự sống của sinh vật.
    Từ xưa con người đã biết sử dụng men để sản xuất ra một số sản phẩm thực phẩm, tinh chế được men từ thóc nảy nầm hoặc một số loài vi sinh vật đặc biệt.
    Ngày nay, enzyme giữ một vai trò quan trọng trong các nghành công nghiệp khác nhau như: rượu, bia, nước giải khát lên men,các nghành chế biến thực phẩm khác.
    Trong công nghiệp sản xuất rượu từ tinh bột, enzyme sản xuất từ nấm mốc đã thay thế hoàn toàn enzyme của đại mạch nẩy mầm.
    Chính vì những lí do trên, tôi quyết định xây dựng nhà máy sản xuất chế phẩm enzyme thô và enzyme kỹ thuật.
    1.1. Đặc điểm tự nhiênKhí hậu Quảng Nam chia ra làm hai mùa nắng và mưa. Mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt độ trung bình là 260[SUP]o[/SUP]C ư 28[SUP]o[/SUP]C, độ ẩm trung bình 80% ư84%, hướng gió chủ yếu là đông –nam.
    1.2. Nguồn cung cấp nguyên liệuLấy nguồn nguyên liệu từ các nguồn phế thải của các xí nghiệp xay xác đặc xung quanh thành phố Quảng Nam và khu Kinh Tế mở Chu Lai có thể cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho phân xưởng sản xuất quanh năm. Hơn nữa ở đây gần cảng biển Kỳ Hà, là một trong nhưng cảng lớn ở khu vực miền trung.
    1.3. Hợp tác hoáNhà máy sản xuất enzyme là một phần không thể thiếu được của nhà máy rượu,nằm trong khu công nghiệp nên có sự hợp tác hoá được tiến hành chặt chẽ, do đó việc sử dụng những công trình chung như: điện, nước, giao thông, được tiến hành thuận lợi và giảm bớt chi phí đầu tư cho xây dựng.
    1.4. Nguồn cung cấp điệnNhà máy sử dụng nguồn điện cung cấp từ lưới điện của khu công nghiệp.
    1.5. Nguồn cung cập hơiNhiên liệu chủ yếu là dầu FO dùng đốt nóng lò hơi của nhà máy. Nhà máy sử dụng hơi từ phân xưởng hơi của nhà máy.
    1.6. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước thảiNguồn nước nước dùng trong sản xuất là nguồn nước của thành phố.
    Nước thải, thải ra được chuyển vào hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy rồi sau đó chuyển ra nguồn nước thải của thành phố.
    1.7. Năng suất của phân xưởngChế phẩm enzyme thô 15000 kg/ngày, từ đó tinh chế thành sản phẩm enzyme kỹ thuật dạng bột khô với năng suất 681,9 kg/ngày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...