Đồ Án Thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân (Co Cad)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ, KĨ THUẬT 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Tính khả thi 1
    1.3. Vị trí xây dựng 1
    1.4. Địa điểm xây dựng 2
    1.5. Nguồn nguyên liệu 2
    1.6. Đường giao thông 2
    1.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 3
    1.8. Năng suất 3
    1.9. Nguồn cung cấp năng lượng 3
    1.10. Nguồn nhân lực 3
    1.11. Hợp tác hóa, liên hợp hoá 4
    1.12. Xử lý chất thải 4
    CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 5
    2.1. Đặc tính thực vật của cà phê 5
    2.2. Thành phần hoá học của quả cây cà phê 5
    2.3. Tổng quan về sản phẩm 11
    2.4. Tiêu chuẩn và chỉ tiêu chất lượng của cà phê nhân 12
    CHƯƠNG 3:CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 15
    3.1. Cơ sở chọn phương pháp chế biến 15
    3.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê thóc 16
    3.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê nhân 22
    CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG NGUYÊN LIỆU 27
    4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 27
    4.2. Cân bằng nguyên liệu cho sản xuất cà phê nhân 28
    CHƯƠNG 5:CÂN BẰNG NHIỆT LƯỢNG 32
    5.1. Xây dựng quá trình sấy lý thuyết 32
    5.2. Xây dựng quá trình sấy thực tế 36
    5.3. Tính trị nhiệt của nhiên liệu 38
    CHƯƠNG 6:TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 40
    6.1. Thiết bị sản xuất cà phê thóc khô 40
    6.2. Thiết bị sản xuất cà phê nhân 66
    CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA NHÀ MÁY 75
    7.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức của nhà máy 75
    7.2. Tổ chức lao động của nhà máy 75
    CHƯƠNG 8: TÍNH NƯỚC- NHIÊN LIỆU 78
    8.1. Tính nhiên liệu 78
    8.2. Tính lượng nước cần dùng cho nhà máy 78
    CHƯƠNG 9: TÍNH XÂY DỰNG 81
    9.1. Cách bố trí mặt bằng 81
    9.2. Tính xây dựng 81
    CHƯƠNG 10:KIỂM TRA SẢN XUẤT 90
    10.1. Mục đích 90
    10.2. Yêu cầu việc kiểm tra sản xuất 90
    10.3. Các phương pháp kiểm tra 90
    CHƯƠNG 11:VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 93
    11.1. Vệ sinh công nghiệp 93
    11.2. An toàn lao động 94
    KẾT LUẬN 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    PHỤ LỤC

    CHƯƠNG 1
    LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
    1.1. Đặt vấn đề
    Do trình độ khoa học và công nghệ của nước ta còn bị hạn chế, vì vậy sản phẩm cà phê nhân trên thị trường thế giới còn kém chất lượng và bị ép giá. Để tạo được thương hiệu cho cà phê Việt Nam trên thị trường đồng thời nâng cao giá thành sản phẩm, tăng doanh thu thì vấn đề thiết kế nhà máy sản xuất cà phê nhân cho hiệu quả kinh tế cao có khả năng đứng vững trên thị trường là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn vậy khi thiết kế một nhà máy cần chú ý đến việc lựa chọn công nghệ, trang thiết bị và địa điểm xây dựng.
    Để xây dựng một nhà máy sản xuất cà phê nhân thì cần chú ý đến những vấn đề sau:
    Tính khả thi, vị trí xây dựng, địa điểm xây dựng, năng suất, đường giao thông, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp năng lượng: điện, nước, nhiên liệu, nguồn nhân lực, hợp tác xã, liên hợp hoá, xử lý chất thải.
    1.2. Tính khả thi
    Như chúng ta đã biết Việt Nam đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện về mặt vật chất cũng như tinh thần. Vì vậy nhu cầu thưởng thức các loại thức uống nói chung và cà phê nói riêng ngày càng tăng. Mặt khác trong những năm vừa qua sản lượng và diện tích cà phê không ngừng tăng lên, thị trường xuất khẩu rộng lớn. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu nước ta vô cùng dồi dào. Từ các điều kiện trên cho thấy việc xây dựng thêm một nhà máy chế biên cà phê với quy mô công nghiệp, hiện đại là hoàn toàn có tính khả thi.
    1.3. Vị trí xây dưng
    Như chúng ta đã biết việc chọn địa điểm để xây dựng phân xưởng đóng vai trò quan trọng. Nhà máy phải đặt ở địa điểm sao cho vừa đảm bảo hoạt động tốt trong thời gian sản xuất đồng thời đáp ứng các yêu cầu công nghệ trang thiết bị của phương pháp mà ta lựa chọn để chế biến. Muốn vậy nhà máy được xây dựng cần phải thoả mãn các điều kiện sau: gần nguồn nguyên liệu, gần sông hồ để tận dụng nguồn nước, gần mạng lưới điện quốc gia, các điều kiện khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió thích hợp, nguồn lao động dồi dào
    Tỉnh Đắc Lắc hiện có trên 175.540 (ha) cà phê, với sản lượng mỗi năm đạt 400.000 tấn cà phê nhân trở lên. Đây là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta, đồng thời có vị trí địa lý thuận lợi cho việc sản xuất cà phê.Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía tây giáp vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông. Có quốc lộ 14, 26, 27 rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác trên địa bàn tỉnh còn nhiều nhà máy khác như: nhà máy đường, nhà máy chế biến mủ cao su, cơ sở chế biến nông sản tạo thành một cụm khu công nghiệp rộng lớn.
    1.4. Địa điểm xây dựng
    Căn cứ vào những điều kiện đã nêu trên, tôi quyết định chọn tỉnh DakLak là địa điểm xây dựng mà cụ thể là gần nông trường cà phê Cưpul huyện KRôngPach, nằm gần quốc lộ 26, quốc lộ 14, quốc lộ 27, cách trung tâm thành phố 20 km về phía Đông.
    Các thông số về điều kiện thời tiết tại DakLak:
    Nhiệt độ trung bình hằng năm: 23,30C
    Nhiệt độ mùa hè: 36,00C
    Độ ẩm mùa hè: 82%
    Độ ẩm mùa đông: 80%
    Hướng gió chính: Đông và Đông Bắc.
    1.5. Nguồn nguyên liệu
    Daklak là một tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước ta với nhiều huyện trồng cà phê như: MaD’rak, Krôngbông, Krông Nô, CưJut, Dakmin, ChưM’nga, Ea Sup, Krông Eana, KrôngPach .Đó là những huyện có thể cung cấp nguồn cà phê cho nhà máy. Ngoài ra, ta có thể vận chuyển nguồn nguyên liệu cà phê từ các tỉnh khác như: Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai Do vậy việc chọn địa điểm đặt nhà tại tỉnh Đaklak là hoàn toàn hợp lý, vừa giảm được chi phí vận chuyển vừa đảm bảo chất lượng của nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
    1.6. Đường giao thông
    Nhà máy ở nông trường Cưpul rất thuận tiện cho việc thu mua nguyên liệu cũng như vận chuyển sản phẩm.
    1.6.1. Đường bộ
    Nhà máy nằm sát quốc lộ 14, gần quốc lộ 13, 19 cho nên thuận lợi cho việc nhập nguyên liệu và phân phối sản phẩm.
    1.6.2. Đường thủy
    Nhà máy cách cảng Nha Trang khoảng không xa cho nên có thể sử dụng cảng này để phân phối sản phẩm trong và ngoài nước.
    1.6.3. Đường sắt
    Nhà máy có thể dùng ô tô vận chuyển sản phẩm về ga Nha Trang, ở đó có thể đóng container để đưa sản phẩm đi khắp mọi nơi.
    Ngoài ra từ nhà máy có thể đi Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước, thành phố Hồ chí Minh
    1.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
    Mặc dù nhà máy đặt tại Tây Nguyên có nhiều đồi núi cao, đèo dốc việc đi lại có phần khó khăn nhưng lại có một vị trí đặc biệt thuận lợi là gần các đường quốc lộ. Hơn nữa cà phê được trồng ở vùng đất đỏ bazan luôn mang một hương vị đặc biệt hấp dẫn lôi cuốn mọi người, được thị trường trong nước cũng như ngoài nước ưa chuộng.
    1.8. Năng suất
    Nhu cầu uồng cà phê của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng lượng cà phê tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, cần phải xây dựng nhà máy chế biến cà phê đảm bảo chất lượng đồng thời phù hợp với sản lượng cà phê của địa phương. Hơn nữa, có nhiều thương gia ngoài nước xem thị trường Việt Nam là điểm đầu tư lí tưởng, đặc biệt là đầu tư vào mặt hàng cà phê. Điều này dẫn đến con đường mua bán và trao đổi hàng hóa phát triển. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất cà phê bằng phương pháp ướt với năng suất 32 tấn cà phê quả tươi/năm và 16 tấn cà phê thóc khô/ năm là một yêu cầu cần thiết.
    1.9. Nguồn cung cấp năng lượng.
    -Điện: Nhà máy sử dụng nguồn điện trên mạng lưới quốc gia đường dây 500 KV đã được hạ thế xuống 220 / 380 V. Để đảm bảo sự hoạt động của nhà máy được liên tục, nhà máy đã chuẩn bị một máy phát điện dự phòng.
    -Nước: Nguồn nước của nhà máy được bơm từ giếng khoan sau đó được qua hệ thống xử lý và đưa vào sản xuất.
    -Nhiên liệu sử dụng trong nhà máy bao gồm: Dầu, xăng dùng cho xe ô tô của nhà máy.
    1.10. Nguồn nhân lực
    Tại Tây Nguyên lực lượng lao động tại chỗ rất dồi dào, ngoài lượng lao động tại các xã trong huyện còn có công nhân tại các huyện lân cận.Vì vậy không cần lo nơi ăn chỗ cho công nhân của nhà máy. Cán bộ quản lý, kỹ sư có thể tuyển tại các trường đại học như: Đại Học Tây Nguyên, Đại Học Bách Khoa và nhân tài trong cả nước.
    1.11. Hợp tác hoá, liên hợp hoá
    Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, phát triển nâng cấp, cải tiến kỹ thuật của nhà máy đồng thời tạo điều kiện cho việc sử dụng chung những công trình giao thông vận tải, cung cấp điện, nước thì vấn đề hợp tác hoá giữa nhà máy sản xuất cà phê tại DakLak với các nhà máy tỉnh khác là thật sự cần thiết.
    Ngoài ra liên hợp hóa còn có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm, phế phẩm của nhà máy này là nguyên liệu cho các nhà máy khác.
    1.12. Xử lý chất thải
    Trong các công đoạn để sản xuất cà phê ta sử dụng nguồn nước khá nhiều. Do vậy lượng nước thải ra môi trường khá lớn. Đối với nước thải dùng cho quá trình sản xuất cần được xử lý và tái sử dụng, còn nước thải sinh hoạt, vệ sinh nhà máy được đưa vào hệ thống cống rãnh trong nhà máy đến bể xử lý trước khi thải ra môi trường. Đối với chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp vi sinh, vỏ cà phê là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, rượu vang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...