Đồ Án Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Bột Mì 190 tấn ngày (Có Cad)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU .1
    Phần I: Lập luận kinh tế và kỹ thuật 2
    1.1. Đặc điểm tự nhiên .2
    1.2. Nguồn nguyên liệu 2
    1.3. Hợp tác hóa .2
    1.4. Nguồn cung cấp điện 2
    1.5. Nguồn cung cấp nước, xử lý và thoát nước 3
    1.6. Hệ thống giao thông vận tải 3
    1.7. Nguồn nhân lực .3
    Phần II: Tính chất nguyên liệu, kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm .4
    2.1. Tính chất nguyên liệu .4
    2.2. Kiểm tra nguyên liệu đầu vào – bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng .10
    Phần III: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ 14
    3.1. Chọn dây chuyền sản xuất .14
    3.2. Dây chuyền sản xuất - Thuyết minh dây chuyền sản xuất .15
    Phần IV: Tính cân bằng sản phẩm .19
    4.1. Lượng nguyên liệu ban đầu cần đưa vào sản xuất 19
    4.2. Lượng sản phẩm và phụ phẩm 19
    Phần V: Tính cân bằng vật liệu 21
    5.1. Tính cân bằng vật liệu trong công đoạn làm sạch .21
    5.2. Tính cân bằng vật liệu trong công đoạn nghiền thô 27
    5.3. Tính toán cho hệ làm giàu tấm và tấm lõi .3 1
    5.4. Tính cân bằng cho các hệ nghiền mịn và rây tương ứng .34
    5.5. Công đoạn nghiền vỏ, xoa cám, máy đập vỏ, sàng kiểm tra bột loại I, II,
    cyclon tứ liên và thiết bị lọc bụi 38
    Phần VI: Tính và chọn thiết bị .42
    A – Tính và chọn thiết bị chính .42
    6.1. Công đoạn làm sạch và chuẩn bị hạt trước khi nghiền . 42
    6.2. Công đoạn nghiền 47
    6.3. Hệ nghiền vỏ, đập vỏ, sàng tròn, rây cám .50
    6.4. Chọn sàng gió và rây kiểm tra .51
    B – Tính và chọn thiết bị phụ 54
    6.1. Tính và chọn thùng chứa .54
    6.2. Tính toán và chọn thiết bị vận chuyển 56
    6.3. Tính toán và chọn nam châm hút sắt 58
    Phần VII: Hút bụi .59
    7.1. Tầm quan trọng của việc thông gió và hút bụi .59
    7.2. Lập sơ đồ mạng và tính toán 59
    Phần VIII: Tổ chức nhà máy 75
    8.1. Sơ đồ tổ chức nhà máy 75
    8.2. Tổ chức lao động của nhà máy .76
    Phần IX: Tính xây dựng .78
    9.1. Kích thước các công trình chính .78
    9.2. Kích thước các công trình phụ 80
    9.3. Tính khu đất xây nhà 82
    Phần X: Tính điện nước .84
    10.1. Tính điện .84
    10.2. Tính nước 88
    Phần XI: Tính kinh tế .89
    11.1. Tính tiền lương cho cán bộ, công nhân viên 89
    11.2. Vốn đầu tư xây dựng 89
    11.3. Vốn đầu tư mua thiết bị 91
    11.4. Vốn đầu tư mua nguyên nhiên liệu 92
    11.5. Tính hiệu quả kinh tế .93
    Phần XII: An toàn lao động, vệ sinh xí nghiệp, phòng cháy và chữa cháy .95
    KẾT LUẬN 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ sau đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng định hướng đến năm 2010 đưa nước ta thành nước công nghiệp thì ngành công nghiệp nước ta được ưu tiên phát triển mạnh mẽ. Trong đó một lĩnh vực luôn luôn được nhà nước đặc biệt quan tâm đó là công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm.
    Với số dân hiện nay của nước ta hơn 80 triệu người thì nhu cầu lương thực, thực phẩm vô cùng lớn. Sau lúa gạo thì lúa mì cũng là một nguồn lương thực đáng lưu tâm. Bột mì là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì (thuộc nhóm hạt cốc - họ hoà thảo). Ở nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, thực phẩm chế biến từ bột mì là rất phổ biến. Nó được sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng của nó: cung cấp một lượng lớn gluxit, các axit amin không thay thế như lizin, treonin, phenylalamin, valin, . và một số axit amin khác.
    Hiện nay, các sản phẩm được chế biến từ bột mì như bánh mì, mì sợi, các loại bánh, bánh xốp . là những sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. Bột mì nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, trong quá trình vận chuyển, bảo quản gặp nhiều khó khăn, không chủ động được nguồn nguyên liệu bột cho các nhà máy chế biến. Giá thành bột nhập cao hơn so với ta nhập lúa mì về nước để sản xuất thành bột mì, hơn nữa nhu cầu sử dụng bột mì ngày càng tăng. Trước những bức xúc đó đòi hỏi phải có giải pháp cho khâu nguyên liệu bột mì. Nhưng cho đến nay trên khu vực miền Trung chỉ có 3 nhà máy bột mì nên tình hình cung cấp bột mì tại các tỉnh này chưa đủ. Nguồn cung cấp bột chính cho khu vực này chủ yếu từ các nhà máy ở các tỉnh phía Nam.
    Để đáp ứng kịp nhu cầu tiêu thụ bột mì của thị trường tại các tỉnh Miền Trung và các tỉnh phía Bắc, cũng như hướng tới mục tiêu xuất khẩu dựa trên nền tảng sự phát triển của khoa học kỹ thuật của ngành công nghiệp bột mì trên thế giới thì việc xây dựng thêm một nhà máy tại khu vực Miền Trung là rất cần thiết. Trên cơ sở đó bộ môn Hóa Thực Phẩm đã giao cho tôi thiết kế một nhà máy sản xuất bột mì với năng suất 190 tấn sản phẩm/ngày.
    PHẦN I.
    LẬP LUẬN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT.

    1.1. Đặc điểm tự nhiên.
    Việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Với đặc điểm của nhà máy bột mì thì phân xưởng sản xuất chính đòi hỏi phải xây cao tầng, do đó cần phải chọn nơi có cấu tạo đất không lún sụt để đảm bảo chất lượng công trình. Về tình hình khí hậu tại Quảng Nam có điều kiện khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm là 260C, độ ẩm trung bình là 81%, hướng gió chính là hướng gió Đông - Nam. ( Atlac địa lý Việt Nam – NXBGD).
    Căn cứ vào những điều kiện đó, tôi quyết định đặt nhà máy tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, cách cảng Kỳ Hà 5 km trên trục đường quốc lộ 1A. Đây là một khu kinh tế mới mở được nhà nước và địa phương dùng nhiều chính sách ưu tiên phát triển, địa hình bằng phẳng, mật độ dân cư lại rất thấp nên việc đền bù và giải toả mặt bằng rất nhanh chóng, giá đất còn rẻ. Đó là những điều kiện thuận lợi ban đầu để xây dựng một nhà máy.
    1.2. Nguồn nguyên liệu.
    Với đặc điểm của lúa mì là không phát triển được ở những nước có khí hậu nhiệt đới. Do đó, nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài. Với tình hình phát triển của tỉnh Quảng Nam nói chung và dự án mở rộng các cảng ở Quảng Nam nói riêng (trong đó có cảng Kỳ Hà) thì việc nhập khẩu và vận chuyển nguyên liệu sẽ rất thuận tiện và nhanh chóng.
    1.3. Hợp tác hóa.
    Việc hợp tác hóa giữa các nhà máy với nhau sẽ tăng cường sử dụng những nguồn cung cấp điện, nước, công trình giao thông vận tải .Vấn đề tiêu thụ sản phẩm và phụ phẩm nhanh .sẽ có tác dụng giảm thời gian xây dựng, giảm vốn đầu tư và hạ giá thành sản phẩm.
    1.4. Nguồn cung cấp điện.
    Nguồn điện chính phục vụ cho nhà máy được lấy từ lưới điện của khu tinh tế (nhà máy có trạm biến áp riêng). Ngoài ra, để đảm bảo sự liên tục sản xuất nhà máy có trang bị một máy phát điện dự phòng.
    1.5. Nguồn cấp nước, xử lý và thoát nước.
    Với đặc điểm nhà máy bột mì sử dụng lượng nước ít. Lượng nước chính chủ yếu phục vụ cho việc sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy và phòng cháy chữa cháy. Nguồn nước chính được lấy từ nhà máy nước của khu kinh tế, ngoài ra nhà máy còn sử dụng nguồn nước phụ được khoan và xử lý tại nhà máy.
    Lượng nước thải của nhà máy không chứa nhiều chất hữu cơ, không gây ô nhiễm đến môi trường, do đó có thể thải trực tiếp vào kênh nước thải của khu kinh tế mà không cần xử lý.
    1.6. Hệ thống giao thông vận tải.
    Nhà máy đặt tại khu kinh tế mở Chu Lai, trên trục đường quốc lộ 1A cách cảng Kỳ Hà 5 km về hướng Nam rất thuận lợi về giao thông, cả về đường thủy lẫn đường bộ. Với dự án mở rộng các cảng ở Quảng Nam và tuyến đường nối quốc lộ 1A với cảng Kỳ Hà được nâng cấp mở rộng thì việc nhập khẩu nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm thuận lợi hơn.
    1.7. Nguồn nhân lực.
    Nguồn nhân lực được lấy chủ yếu ở khu vực miền trung đặc biệt ưu tiên sử dụng người trong tỉnh. Trên địa bàn khu vực có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp .đây là nơi cung cấp cán bộ kỹ thuật cho nhà máy. Với trường ĐHBK có các ngành như công nghệ hóa thực phẩm, điện kỹ thuật, cơ khí .và trường cao đẳng lương thực đủ để phục vụ cho nhu cầu cán bộ kỹ thuật của nhà máy.
    Bên cạnh đó, nhà máy sẽ tuyển một số lao động tại địa phương cho đi học thêm để về phục vụ khi nhà máy đi vào hoạt động. Làm một số hợp đồng lao động với các lao động phổ thông ngay tại khu vực nhà máy để bốc dỡ hàng khi cần thiết.
    Kết luận: Qua những điều kiện thuận lợi trên cộng với nhu cầu thực tế về bột mì tại khu vực miền Trung thì việc xây dựng thêm một nhà máy năng suất 190 tấn sản phẩm/ngày tại đây là rất hợp lý. Ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ nhu cầu về bột cho thị trường, nó còn giải quyết việc làm cho các lao động tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động cùng với sự phát triển chung của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...