Đồ Án Thiết kế nhà máy bêtông chế tạo một số cấu kiện xây dựng nhà ở, công suất 80.000 m3/năm

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu



    (Đồ án dài 148 trang)


    Mở đầu

    Ở những thế kỷ trước, công tác xây dựng cơ bản ít phát triển , tốc độ xây dựng chậm vì chưa có một phương pháp xây dựng tiên tiến, chủ yếu thi công bằng tay mức độ cơ giới thấp và một nguyên nhân quan trọng là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chưa phát triển.

    Những năm 30 - 40 của thế kỷ 19, công nghiệp sản xuất ximăng poóclăng ra đời tạo ra một chuyển biến cơ bản trong xây dựng. Nhưng cho đến những năm 7080 của thế kỷ này bêtông cốt thép mới được sử dụng vào các công trình xây dựng và từ đó chỉ một thời gian tương đối ngắn, loại vật liệu có nhiều tính ưu việt này đã được phát triển nhanh chóng và chiếm địa vị quan trọng trong các loại vật liệu xây dựng.Trong quá trình sử dụng, cùng với sự phát minh ra nhiều loại bêtông và Bêtông cốt thép mới, người ta càng hoàn thiện phương pháp tính toán kết cấu, càng phát huy được tính năng ưu việt và hiệu quả sử dụng của chúng, do đó càng mở rộng phạm vi sử dụng của loại vật liệu này. Đồng thời với việc sử dụng bêtông và Bêtông cốt thép toàn khối, đổ tại chỗ, không bao lâu sau khi xuất hiện bêtông cốt thép , cấu kiện bêtông đúc sẵn ra đời. Vào những năm đầu của nửa cuối thế kỷ XIX người ta đã đúc những chiếc cột đèn đầu tiên bằng bêtông với lõi gỗ và những tà vẹt đường sắt bằng bêtông cốt thép xuất hiện lần đầu vào những năm 1877. Những năm cuối thế kỷ XIX, việc sử dụng những cấu kiện bêtông cốt thép đúc sẵn có kết cấu đơn giản như cột, tấm tường bao che, khung cửa sổ, cầu thang đã tương đối phổ biến. Những năm đầu của thế kỷ 20, kết cấu bêtông cốt thép đúc sẵn được sử dụng dưới dạng những kết cấu chịu lực như sàn gác, tấm lát vỉa hè, dầm và tấm lát mặt cầu nhịp bé, ống dẫn nước có đường kính không lớn. Những sản phẩm này thường được chế tạo bằng phương pháp thủ công với những mẻ trộn bêtông nhỏ bằng tay hoặc những máy trộn loại bé do đó sản xuất cấu kiện đúc sẵn bằng bêtông cốt thép còn bị hạn chế.

    Trong mười năm (1930 - 1940) việc sản xuất cấu kiện bêtông cốt thép bằng thủ công được thay thế bằng phương pháp cơ giới và việc nghiên cứu thành công dây chuyền công nghệ sản xuất các cấu kiện bêtông cốt thép được áp dụng tạo đièu kiện ra đời những nhà máy sản xuất các cấu kiện bêtông cốt thép đúc sẵn. cũng trong mười năm này nhiều loại máy trộn xuất hiện, đồng thời nhiều phương thức đầm chặt bêtông bằng cơ giới như chấn động, cán, cán rung, li tâm hút chân không được sử dụng phổ biến, các phương pháp dưỡng hộ nhiệt, sử dụng các phụ gia rắn nhanh, ximăng rắn nhanh cho phép rút ngắn đáng kể quá trình sản xuất.

    Trong những năm gần đây, những thành tựu nghiên cứu về lý luận cũng như về phương pháp tính toán bêtông cốt thép trên thế giới càng thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất cấu kiện bêtông cốt thép phát triển và đặc biệt là thành công của việc nghiên cứu bêtông ứng suất trước được áp dụng vào sản xuất cấu kiện là một thành tựu có ý nghĩa to lớn. Nó cho phép tận dụng bêtông số hiệu cao, cốt thép cường độ cao, tiết kiệm được bêtông và cốt thép, nhờ đó có thể thu nhỏ kích thước cấu kiện, giảm nhẹ khối lượng, nâng cao năng lực chịu tải và khả năng chống nứt của cấu kiện bêtông cốt thép.

    Ngày nay ở những nước phát triển, cùng với việc công nghiệp hoá ngành xây dựng, cơ giới hoá thi công với phương pháp thi công lắp ghép, cấu kiện bằng bêtông cốt thép và bêtông ứng suất trước được sử dụng hết sức rộng rãi, đặc biệt trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp với các loại cấu kiện có hình dáng kích thước và công dụng khác nhau như cột nhà, móng nền, dầm cầu chạy, vì kèo, tấm lợp, tấm tường. ở nhiều nước có những nhà máy sản xuất đồng bộ các cấu kiện cho từng loại nhà theo thiết kế định hình.

    Ngoài ra cấu kiện đúc sẵn bằng bêtông cốt thép cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi vào các ngành xây dựng cầu đường, thuỷ lợi, sân bay, các loại cột điện, các dầm cầu nhịp lớn 3040m, cột ống dài, các loại ống dẫn nước không áp và có áp, tấm ghép cho đập nước.

    Ngày nay với những trang bị kỹ thuật hiện đại có thể cơ giới hoá toàn bộ và tự động hoá nhiều khâu của dây truyền công nghệ trong các cơ sở sản xuất cấu kiện bêtông cốt thép đúc sẵn và do đó càng đáp ứng được nhu cầu to lớn của xây dựng cơ bản.

    Một trong những hướng phát triển của ngành sản xuất xây dựng nước ta là tận dụng tối đa kết cấu lắp ghép tiến tới công nghiệp hoá ngành xây dựng .Với yêu cầu như vậy thì nhiệm vụ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là rất to lớn và đầy thách thức .Với mong muốn ngành sản xuất xây dựng nói chung và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng ngày càng phát triển tiến tới công nghiệp hoá chúng góp phần đưa ngành công nghiệp của nước nhà tiến xa hơn. Bằng những kiến thức đã được học và tích luỹ trong trường Đại học Xây Dựng chúng em xin được đưa ra phương án " Thiết kế nhà máy bêtông chế tạo một số cấu kiện xây dựng nhà ở ,công suất 80.000 m3/năm ".



    Mục lục

    Phần I

    Mở đầu và giới thiệu chung



    I.1 Mở đầu 1

    I.2 Giới thiệu về mặt bằng nhà máy 3

    I.3 Các loại sản phẩm mà nhà máy sản xuất 3

    I.4 Yêu cầu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm 8

    I.5 Tính toán cấp phối bêtông 12

    I.6 Kế hoạch sản xuất của nhà máy 25

    Phần II

    Thiết kế công nghệ

    II.1 Tiếp nhận và bảo quản nguyên vật liệu 27

    II.1.1. Kho ximăng 27

    II.1.2. Kho cốt liệu 33

    II.2 Phân xưởng chế tạo hỗn hợp bêtông 40

    II.3 Kho thép và phân xưởng thép 50

    II.4 Phân xưởng tạo hình 64

    I. Tạo hình ống dẫn nước cao áp 66

    II. Tạo hình ống dẫn nước thường 82

    II.5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm và bảo quản sản phẩm 101

    II.6 An toàn lao động

    Phần III

    Kiến trúc, điện nước, kinh tế

    Chương I : Kiến trúc 109

    Chương II : Điện nước 116

    Chương III : Hạch toán kinh tế 117

    Kết luận 135


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...