Đồ Án Thiết kế nguồn mạ điện 1 chiều

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế nguồn mạ điện 1 chiều




    LỜI NÓI ĐẦU
    Thế kỷ XX đánh dấu sự ra đời của nhiều phát minh quan trọng, một trong những phát minh đó đã cho ra đời ngành công nghiệp điện tử. Vào năm 1902 kỹ sư người Anh John Flening sáng chế ra Thyratran, năm 1948 hai nhà vật lý người Mỹ là John Bardeen và W.H Bratlain sáng chế ra trasitor, đến năm 1956 nhóm kỹ sư của hãng Bell - Telephone cho ra đời sản phẩm Thyristor đầu tiên. Kể từ đó đến nay ngành công nghiệp điện tử của thế giới đã không ngừng phát triển, người ta đã chế tạo ra những thiết bị bán dẫn có công suất lớn hơn như điốt, triắc, trasistor chịu điện áp cao và dòng điện lớn kể cả những thiết bị bán dẫn cực nhỏ như: vi mạch, vi mạch đa chức năng, vi xử lý là những phần tử thiết yếu trong mạch điều khiển thiết bị bán dẫn công suất đầu tiên.
    Ngày này, không riêng gì ở các nước phát triển, ngay cả ở nước ta các thiết bị bán dẫn đã và đang thâm nhập vào các ngành công nghiệp và cả trong lĩnh vực sinh hoạt. Các xí nghiệp nhà máy như thuỷ điện, xi măng, giấy, dệt sợi, đóng tàu, công nghiệp mạ đang sử dụng ngày càng nhiều những thành tựu của công nghiệp điện tử. Đó là những minh chứng cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Đặc biệt là ngành công nghiệp mạ điện. Nó ứng dụng điện tử công xuất để chế tạo ra nguồn điện một chiều ổn định phù hợp với việc mạ điện và tham gia điều khiển tự động trong suốt quá trình mạ. Nhờ mạ điện tạo ra những sản phẩm có độ bền cao, nâng cao tính thẩm mỹ để phục vụ trong y tế, công nghiệp nhẹ cũng như ứng dụng trong cuộc sống để trang trí.
    Trong quá trình làm và hoàn thành đồ án môn học, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Trọng Minh. Đây là lần đầu làm đồ án môn học với đề tài mới mẻ có liên quan đến nhiều môn học khác. Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi hết khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, tháng 08 năm 2005
    Sinh viên: Lưu Văn Minh

    I. CÁC SỐ LIỆU CHO TRƯỚC:
    Thiết kế nguồn mạ một chiều (không đảo chiều) chiều các thông số sau:
    Phương án Các số liệu cho trước
    Điện áp ra (V) Dòng tải max (A)
    1 10 24 1000
    Nguồn mạ làm việc theo nguyên tắc giữ dòng điện mạ không đổi trong quá trình mà. Mạch phải có khâu bảo vệ chống ngắn mạch.
    II. MỤC LỤC ĐỒ ÁN:
    1. Công nghệ mạ điện và yêu cầu kỹ thuật của công nghệ 3
    2. Phương án tổng thể 7
    3. Sơ đồ cấu trúc, nguyên lý mạch thiết kế và thuyết minh sự hoạt động của sơ đồ với đồ thị minh hoạ 18
    4. Tính toán mạch lực 30
    5. Tính toán mạch điều khiển 38
    6. Bảng trị số toàn bộ các phần tử và linh kiện tính toán được trong mục 4,5
    7. Kết luận 49
    8. Tài liệu tham khảo 50

     
Đang tải...