Luận Văn Thiết kế nâng cấp tuyến đường Biên Phòng đoạn từ km 3+00 đến km 3+900 tại huyện Quế Phong – tỉnh Ngh

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN I.ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 3
    2.1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. 3
    2.1.1 Tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 3
    2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giao thông nông thôn trong thời gian qua. 3
    2.1.3. Chính sách, giải pháp của nhà nước. 4
    2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cấp và làm mới đường giao thông. 5
    2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5
    2.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 5
    2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 6
    PHẦN III.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 7
    3.2. Phương pháp nghiên cứu. 7
    3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 7
    3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 7
    3.2.3. Phương pháp tính toán. 7
    3.2.4. Phương pháp đo vẽ, thiết kế. 7
    PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 8
    4.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi tuyến đường đi qua. 8
    4.1.1. Vị trí địa lý. 8
    4.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu. 8
    4.1.3. Điều kiện địa chất công trình. 13
    4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội. 13
    4.1.5. Khảo sát hiện trạng tuyến đường. 14
    4.2. Thiết kế kỹ thuật. 15
    4.2.1. Xác định cấp thiết kế và các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường. 15
    4.2.1.1. Xác định lưu lượng xe chạy. 15
    4.2.1.2. Xác định cấp hạng kỹ thuật. 17
    4.2.1.3. Tốc độ thiết kế. 17
    4.2.1.4. Xác định độ dốc dọc lớn nhất. 18
    4.2.1.5. Tầm nhìn xe chạy. 19
    4.2.1.6. Bán kính đường cong nằm. 23
    4.2.1.7. Bán kính tối thiểu đường cong đứng. 24
    4.3. Thiết kế bình đồ. 30
    4.3.1. Điều kiện thiết kế bình đồ. 30
    4.3.2. Nguyên tắc vạch bình đồ. 30
    4.3.3. Xác định các điểm khống chế. 30
    4.3.4. Xác định các yếu tố đường cong nằm. 31
    4.4. Xác định độ dốc siêu cao, đoạn nối siêu cao và thiết kế đường cong chuyển tiếp. 32
    4.4.1. Độ dốc siêu cao. 32
    4.4.2. Đoạn nối siêu cao. 33
    4.4.3. Thiết kế đường cong chuyển tiếp. 35
    4.5. Thiết kế trắc dọc. 35
    4.5.1. Xác định đường đen. 36
    4.5.2. Thiết kế đường đỏ. 36
    4.6. Thiết kế trắc ngang. 39
    4.6.1. Nguyên tắc thiết kế. 39
    4.6.2. Thiết kế trắc ngang. 39
    4.7. Thiết kế nền đường. 40
    4.7.1.Yêu cầu cơ bản và nguyên tắc thiết kế nền đường. 40
    4.7.2. Thiết kế nền đường. 41
    4.8. Thiết kế áo đường. 42
    4.8.1. Lựa chọn áo đường. 43
    4.8.2. Kiểm tra kết cấu áo đường theo tiêu chuẩn độ võng đàn hồi. 45
    4.8.3. Kiểm tra điều kiện trượt và điều kiện chịu kéo của nền đường. 46
    4.9. Thiết kế hệ thống thoát nước. 46
    4.9.1. Thiết kế cống thoát nước trên đường. 47
    4.9.2. Thiết kế hệ thống rãnh thoát nước dọc. 48
    4.10. Tính toán khối lượng đào, đắp. 48
    4.11. Thiết kế các công trình an toàn trên tuyến. 50
    4.12. Lập dự toán kinh phí. 52
    4.13. Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công. 53
    4.13.1. Đặc điểm của tuyến. 53
    4.13.2 Tổ chức xây dựng. 53
    4.13.2.1. Trình tự thi công. 53
    4.13.2.2. Một số điểm chú ý khi thi công. 56
    4.13.3. Biện pháp đảm bảo giao thông trong quá trình thi công. 56
    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 58
    5.1. Kết luận. 58
    5.2. Khuyến nghị. 58

    DANH MỤC BẢNG BIỂU


    DANH MỤC HÌNH VẼ

    Hình 4.1: Tầm nhìn một chiều. 19
    Hình 4.2: Tầm nhìn hai chiều. 21
    Hình 4.3: Tầm nhìn vượt xe 22
    Hình 4.4: Đường cong lồi. 25
    Hình 4.5: Đường cong lõm. 26
    Hình 4.6: Các yếu tố đường cong nằm. 31
    Hình 4.7: Độ dốc siêu cao và đoạn nối siêu cao. 34
    Hình 4.8: Cọc tiêu và biển báo hình tam giác. 51
    Hình 4.9: Cột Km. 51

    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Xuất phát từ nhu cầu thông thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa mà con người đã nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống giao thông. Không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế mà giao thông còn có vai trò quan trọng về ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh quân sự, an ninh – quốc phòng, mở rộng giao lưu văn hóa – du lịch và hợp tác quốc tế. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nước ta trong vài năm gần đây đi đôi với việc các chính sách giao thông và đường sá không bắt kịp sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông đường bộ dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông tăng cao, hằng năm cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người trên cả nước. Trước tình hình đó, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã không ngừng phấn đấu nhằm hạn chế tai nạn giao thông với các hoạt động như: tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông xử lý kịp thời các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông, từng bước nâng cấp, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo năng lực phục vụ, đảm bảo an toàn phương tiện và người tham gia giao thông .
    Nhận thấy mối quan hệ giữa giao thông và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã ví “ Giao thông như huyết mạch của đất nước”. Một hệ thống giao thông thông suốt, đảm bảo chất lượng sẽ góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển cở sở hạ tầng trên mọi lĩnh vực, đặt nền móng vững chắc cho đất nước trên con đường đổi mới.
    Huyện Quế Phong là một huyện miền núi biên giới phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có 73,10 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Sấm Tớ - tỉnh Hủa Phăn – nước Cộng hòa nhân dân Lào. Huyện cách thành phố Vinh 180km, có 15km đường quốc lộ 48 chạy qua. Nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh – quốc phòng. Do phần lớn ranh giới của huyện tiếp giáp với nước bạn Lào, địa hình chủ yếu là đồi núi cao có độ dốc thường trên 30% dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất nên giao thông nội huyện và giao lưu kinh tế với bên ngoài còn rất khó khăn. Đây là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn với trên 177 ha và đã được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tuần tra biên phòng đối với phát triển kinh tế, ổn định xã hội của huyện. Vì vậy huyện rất cần một dự án nâng cấp đường biên phòng để đảm bảo cho việc tuần tra có hiệu quả.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn vừa nêu trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
    “ Thiết kế nâng cấp tuyến đường Biên Phòng đoạn từ km 3+00 đến km 3+900 tại huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

    PHẦN II
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    2.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
    2.1.1. Tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

    Vì sao nói “ giao thông thể hiện bộ mặt của đất nước”. Đúng như vậy khi ta nhìn vào hệ thống giao thông ở Mỹ hay Nhật Bản thì có ai dám khẳng định 2 nước này là 2 nước đang phát triển, thực tế đây là 2 cường quốc trên thế giới có nền kinh tế vượt trội. Việt Nam là một nước thuần nông với đa số người dân làm nông nghiệp, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu trên thì phải xuất phát từ nông thôn. Liệu với hệ thống đường sá thấp kém có thể thay đổi cơ cấu kinh tế hay không? Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nền sản xuất nông nghiệp nói chung, đời sống nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nói riêng đã có những thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, hàng hóa nông sản được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Tuy nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn.
    2.1.2. Tình hình phát triển giao thông nông thôn trong thời gian qua
    Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò tiên quyết đến sự phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao mức tăng trưởng kinh tế quốc dân đưa đất nước đi lên trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.
    Theo số liệu thống kê từ tổng cục đường bộ Việt Nam, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã chiếm 98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa, nhựa hóa là 7917 xã chiếm 87,3%. Hơn thế nữa, một điều đáng mừng là đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa xã hội. So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm 34.811km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563km, đường xã tăng 17.414km và đường thôn xóm tăng 15.835km từ những nguồn vốn đầu tư như: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn ODA hay vốn huy động của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng . Xét về mạng lưới: Hiện nay trên cả nước có trên 295 046km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn chiếm tới 85%.
    Tuy có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức cần được các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa. [3]
    2.1.3. Chính sách, giải pháp của nhà nước
    - Về đầu tư phát triển phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn.
    - Công tác quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn cần được chú trọng. Trước hết, phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết lập và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo trì đường nông thôn. Để công tác quản lý giao thông nông thôn ngày càng sát với thực tế, có sự theo dõi, cập nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh chính sách cho kịp thời nhất thiết phải xây dựng hệ thống thông tin về giao thông địa phương.
    - Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, mạnh dạn đưa các vật liệu mới thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô nhiễm môi trường. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới hóa để đảm bảo chất lượng công trình.
    - Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn, chú trọng đào tạo cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự án hoàn thành đưa vào khai thác. Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn cho cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch bằng các hình thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật.
    2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cấp và làm mới đường giao thông
    Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Trong đó ngành giao thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi vừa là cầu nối giữa các lĩnh vực trong xã hội ( kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa – du lịch .) vừa thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhưng thực tế tại các địa phương lại cho thấy hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.[4] Ngoài ra tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường một làn xe, an toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn chiếm để phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe bị hạn chế, nhiều dốc cao và nguy hiểm, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và vận chuyển hàng hóa vào mùa mưa. Trước tình hình đó cần phải tiến hành nâng cấp và làm mới đường giao thông nông thôn để có thể sự phát triển của nông thôn hòa nhập vào tiến trình đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
    2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Thiết kế nâng cấp tuyến đường Biên Phòng đoạn từ km 3+00 đến km 3+900 tại huyện Quế Phong – tỉnh Nghệ An.
    2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Tìm hiểu, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
    - Điều tra điều kiện địa chất, địa hình và hiện trạng tuyến đường.
    - Thiết kế kỹ thuật cho tuyến đường.
    - Tính toán khối lượng đào đắp
    - Lập dự toán kinh phí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...