Báo Cáo Thiết kế nâng cấp phân xưởng sản xuất nước mắm Thành Vân tại xã Phú Thuận huyện Phú Vang tỉnh Thừa T

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây, xã Phú Thuận - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế không những biết đến về một bãi tắm đẹp thu hút ngày càng đông khách du lịch mà còn là một địa chỉ sản sinh cho quê hương một loại nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình đó là nước mắm: Nước mắm Phú Thuận.
    Hiện nay trên địa bàn xã Phú Thuận có khoảng 100 hộ làm nghề sản xuất nước mắm. Trong đó, cơ sở nước mắm Thành Vân là cơ sở lớn nhất về quy mô sản xuất. Cơ sở nước mắm Thành Vân được hình thành vào năm 2003, đến nay sản phẩm nước mắm của cơ sở không chỉ được biết đến ở trong tỉnh mà sản phẩm nước mắm của cơ sở đã có mặt ở một số thị trường ngoài tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh (2005), Đà Nẵng (2006), Hà Nội (2007),
    Ngày nay với sự phát triển của xã hội, đòi hỏi phải có một lượng sản phẩm thực phẩm đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ăn uống ngày càng tăng của người dân. Bên cạnh đó, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề rất được quan tâm. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các cơ sở sản xuất thực phẩm quy mô vừa và nhỏ hiện nay là phải cải tiến và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất để vừa có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân cũng như đưa đến tay người tiêu dùng một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đó cũng là một yêu cầu trước mắt đối với cơ sở nước mắm Thành Vân.
    Trước yêu cầu thực tiễn đó của cơ sở nước mắm Thành Vân, được sự giúp đỡ của Th.s Lê Thanh Long tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế nâng cấp phân xưởng sản xuất nước mắm Thành Vân tại xã Phú Thuận huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế”.


    PHẦN 2: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

    1.1 Lập luận kinh tế
    1.1.1 Yêu cầu thực tế của cơ sở sản xuất
    Cơ sở sản xuất nước mắm Thành Vân được xây dựng năm 2003, khi mới bắt
    đầu sản xuất với nguồn vốn khuyến công và phát huy bí quyết chế biến gia truyền cơ sở Thành Vân cho ra thị trường 2 dòng sản phẩm chính là mắm nhỉ cá cơm, cá nục và nước mắm ruốc. Bước đầu do bó hẹp thị trường, cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng 1000 lít mắm/năm. Sau khi quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại cơ sở đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đại lý tiêu thụ trong cả nước. Đến nay, không chỉ dừng lại việc cung cấp sản phẩm ở trong tỉnh mà sản phẩm của cơ sở đã mạnh dạn cạnh tranh với các thương hiệu nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Phan Thiết, Cát Hải, và đã bước đầu có chỗ đứng ở một số tỉnh thành trong cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Đà Nẵng (2006), Hà Nội (2007).
    Cơ sở có những thuận lợi để phát triển và cạnh tranh với các thương hệu nước mắm trong và ngoài tỉnh như:
    + Cơ sở sản xuất nước mắm gần cảng cá trong đó có cảng Thuận An là một cảng lớn của huyện cũng như của tỉnh, nhân dân trong khu vực đa số đều có tàu đánh bắt thủy hải sản xa bờ nên việc thua mua rất thuận lợi cho việc sản xuất.
    + Nguyên liệu trên địa bàn khá dồi dào, ở gần acngr cá, nguyên liệu tươi, vào mùa vụ nguyên liệu mua được nhiều với giá rẻ.
    + Là một cơ sở kinh doanh và chế biến thủy hải sản có uy tín của địa phương, nguồn lao động của cơ sở và địa phương dồi dào có tay nghề cao.
    + Sản phẩm chất lượng, dễ tiêu thụ, được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến.
    Tuy nhiên, do điều kiện khắc nghiệt của vùng ven biển hiện nay cơ sở đang dần bị xuống cấp gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của cơ sở. Vì vậy, việc nâng cấp cơ sở sản xuất là một yêu cầu cấp thiết của cơ sở. Việc nâng cấp cơ sở sản xuất sẽ giúp cho hoạt động sản xuất của cơ sở diễn ra thuận lợi, nâng cao được chất lượng sản phẩm tạo ra, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Từ đó sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của cơ sở sản xuất, tạo được nhiều việc làm cho lao động ở địa phương,
    Như vậy, việc nâng cấp cơ sở sản xuất là điều cần thiết cho việc sản xuất và phát triển cạnh tranh của cơ sở sản xuất nước mắm Thành Vân.
    1.1.2 Tiềm năng phát triển ngành chế biến nước mắm ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế
    Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
    Xác định được việc khai thác tốt nguồn lợi thủy sản từ biển khơi giúp người dân vươn lên làm giàu, giải quyết được công ăn việc làm. Nhiều năm qua, huyện Phú Vang luôn khuyến khích, vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đóng mới, sửa sang lại tàu thuyền, ngư lưới cụ và chuẩn bị đầy đủ mọi nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng cho những chuyến đi biển đánh bắt hải sản lâu ngày. Cùng với đó, huyện còn đề xuất xây dựng cảng cá nhằm mục tiêu tiêu thụ tốt nguồn lợi hải sản đánh bắt được và xây dựng khu neo đậu cho tàu thuyền khi mùa mưa bão về. Cụ thể đó là cảng cá Thuận An đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt đọng vào năm 2002, và Khu neo đậu tàu thuyền trú bão Phú Hải với diện tích 11,6 ha đang được xây dựng. Nhờ đó, số lượng đội tàu của huyện luôn tăng qua các năm, tính đến năm 2011, Phú Vang đã có 1153 tàu đánh cá với đủ các loại công suất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...