SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI Ở TIẾT 2 MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thực tiển của công tác đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đã và đang đặt ra vấn đề cần quan tâm đối với các môn học nói chung và môn đạo đức nói riêng. Làm thế nào để học sinh tiếp thu bài một cách có hứng thú, chủ động, sáng tạo mang lại hiệu quả cao vì vậy bản thân tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế một số trò chơi đóng vai ở tiết 2 môn đạo đức lớp 4” 2. Kế hoạch thực hiện: Thờigian nghiên cứu đề tài sáng kiên từ tháng 9 năm 2004-> tháng 4 năm 2005. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI. A. NHẬN THỨC CŨ- GIẢI PHÁP CŨ. 1. Nhận thức cũ. Đạo đức là phép tắc thông thường do xã hội đặt ra, quy định cách cư xử giữa người này với người khác và giữa từng người với xã hội. Trước đây việc giáo dục đạo đức đơn thuần là giáo dục con người có đủ đức đủ tài để đáp ứng với nhu cầu xã hội hiện tại. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Dạy cũng như học phải chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng” Định hướng để giáo dục đạt mục tiêu đó. Do vậy việc dạy đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu Học trước đây tiến hành theo một cách bắt đầu từ kể chuyện - Đàm thoại - khái quát hóa thành bài học đạo đức- luyện tập rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn mọi mọi hoàn cảnh. Những thói quen hành vi đạo đức là những hành động ứng xữ có được do được lặp đi lặp lại bằng luyện tập trong nhiều tình huống quen thuộc và được giáo viên xem đây như là đường mòn trong quá trình giảng dạy môn đạo đức. Nhất là ở tiết 2, tiết luyện tập cũng cố. Giáo viên đưa ra nhiều tình huống, hànhvi, mẫu chuyện kể để học sinh hiểu và nhận ra mẫu hành vi đạo đức. Giáo viên cho rằng việc đưa trò chơi học tập vào tiết dạy là quá khó hoặc không thể thực hiện được ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng. Với nhận thức đó của giáo viên thì học sinh rèn luyện kỷ năng, mẫu hành vi một cách rập khuôn, máy móc.