Tiểu Luận Thiết kế môn học: Phân tích hoạt động kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thiết kế môn học: Phân tích hoạt động kinh tế

    Lời mở đầu
    Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Nhưng hoạt động kinh doanh luôn luôn có những sự biến đổi do những biến động về tình hình kinh tế chính trị xã hội. Muốn kinh doanh có hiệu quả yêu cầu các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích các hoạt động phân tích kinh tế .
    Phân tích kinh tế là một hệ thống liên quan đến nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc của các hoạt động kinh tế dựa trên các tài liệu nghiên cứu. Thông tin kinh tế nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan, tìm hiểu việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước cũng như của công ty. Vạch rõ xu hướng phát triển và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế, những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng từ đó đề ra các biện pháp quản lý tốt.
    Thông qua việc phân tích và thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế có tác dụng nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội, của công ty, thông qua việc phân tích kinh tế thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa khuynh hướng cục bộ không lành mạnh, phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, mở rộng sản xuất. Qua tài liệu phân tích giúp công ty thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình mà chỉ đạo sản xuất cũng như quản lí tài chính của xã hội được thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì vậy phân tích kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo và lãnh đạo kinh tế.











    Phần I: Cở sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế
    1.1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:
    1.1.1. ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế:
    Là một nhà quản lý bao giờ bạn cũng muốn doanh nghiệp của mình hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả và không ngừng phát triển. Muốn vậy bạn phải thường xuyên và kịp thời đưa ra được những quyết định để tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp có tính khoa học, phù hợp, khả thi để có thể đưa ra những quyết định có chất lượng cao ấy bạn cần phải có nhận thức đúng đắn, khoa học, toàn diên và sâu sắc về doanh nghiệp và về các điệu kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp là công cụ cơ bản để người quản lý nhận thức về doanh nghiệp, nhận thức về những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mà ta biết rằng bộ ba biện chứng là nhận thức- quyết định- hành động thì nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất. Từ tất cả các vấn đề trên ta thấy phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết cả trong lý luận lẫn thực tiễn. Nó quan trọng và cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển hiệu quả của doanh nghiệp nói chung đối với năng lực uy tín của lãnh đạo nói riêng. Từ những điều trên thì việc phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiẹp trong thực tế được diễn ra một cách thường xuyên ở nhiều khâu, nhiều bộ phận và ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Nếu việc phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp những người quản lý doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về thực trạng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh, xác định được những mặt mạnh, lợi thế cũng như những yếu kém tụt hậu, những tiềm năng khác của doanh nghiệp. Qua đó đưa ra được những quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp trong thời gian tới.
    1.1.2. Mục đích:
    Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nói riêng, mục đích của các hoạt động khác của con người nói chung luôn có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó vừa làm kim chỉ nam giúp định hướng hoạt động vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của phân tích như là đối tượng, chỉ tiêu, nguồn lực mà xác định mục đích phân tích cho phù hợp. Mục đích chung thường gặp ở tất cả các trường hợp phân tích bao gồm:
    + Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình thực hiên các chỉ tiêu kinh tế.
    + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tich và tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
    + Xác định các nguyên nhân gây biến động các nhân tố, nghiên cứu phân tích tính chất của nguyên nhân qua đó để nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh nghiệp.
    + Đề xuất các biện pháp và phương hướng nhằm khai thac triệt để các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    + Làm cơ sở cho việc xây dựng những kế hoạch sản xuất, xây dựng những chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp.
    Tóm lại có thể phát biểu ngắn gọn mục đích của phân tích hoạt động kinh tế làm nhằm xác định tiềm năng doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp nhằm nâng khai thác triệt để và hiệu quả các tiềm năng ấy trong thời gian tới.
    1.2. Nguyên tắc phân tích:
    Dù phân tích được tiến hành ở bất kỳ quy mô nào thì việc phân tích cũng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
    1. Phân tích bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc phân tích chung, phân tích tổng quát rồi mới đến phân tích cụ thể, chi tiết.
    2. Phân tích phải đảm bảo tính khách quan.
    3. Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, sâu sắc, triệt để.
    4. Phân tích phải đặt hiện tượng trong trạng thái vận động không ngừng và trong mối liên hệ mật thiết với các hiện tượng khác.
    6. Phân tích phải linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phân tích cũng như là phải căn cứ vào nguồn lực và yêu cầu về phân tích mà xác định quy mô mức độ phân tích cho phù hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...