Đồ Án Thiết Kế Môn Học Nền Móng: Cấu trúc địa chất và đặc điểm của các lớp đất

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Mit Barbie, 8/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cấu trúc địa chất và đặc điểm của các lớp đất

    Lớp 1 : Sét màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng. Lớp đất số 1 gặp ở lỗ khoan BH2 ở trạng thái nửa cứng. Chiều dày của lớp là 2.50 m. Cao độ mặt lớp là 0.00 m, cao độ đáy là -2.50 m.
    Độ rỗng là: n=0.411
    Lớp 2 : Sét pha, màu xám, trạng thái dẻo mềm. Lớp đất số 2 gặp ở lỗ khoan BH2, phân bố dưới lớp 1. Chiều dày của lớp 22.8m. Cao độ mặt lớp là -2.50 m, cao độ đáy lớp là -25.30 m . Độ rỗng là: n=0.487
    Lớp 3 : Sét pha, mầu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái cứng. Lớp đất số 3 gặp ở lỗ khoan BH2, phân bố dưới lớp 2. Chiều dày của lớp 8.7 m. Cao độ mặt lớp là -25.30 m, cao độ đáy lớp là -34.00 m . Độ rỗng là: n=0.315

    Nhận xét và kiến nghị:
    Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình, phạm vi nghiên cứu và quy mô công trình dự kiến xây dựng, chúng tôi có một số nhận xét và kiến nghị sau đây:
    *Nhận xét:
    1- Điều kiện địa chất công trình trong phạm vi khảo sát tương đối phức tạp, các lớp đất phân bố không đều nhau.
    2- Lớp đất số 1 là lớp đất mỏng, rất dễ bị xói khi xây dựng trụ cầu tại đây.
    *Kiến nghị
    1- Với đặc điểm địa chất công trình tại đây - đất yếu và tải trọng bên trên lớn vì vậy nên sử dụng giải pháp móng cọc ma sát bằng BTCT đường kính nhỏ có D=450mm cho công trình cầu và lấy lớp đất số 3 làm tầng dựa đầu cọc.
    2 - Nên để cho cọc ngập sâu vào trong lớp đất số 3 để tận dụng khả năng ma sát của cọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...