Luận Văn Thiết Kế Môn Học Nền Móng: Báo Cáo Khảo Sát Địa Chất Công Trình

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Mit Barbie, 8/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại lỗ khoan BH3, khoan xuống cao độ là - 40m, gặp 4 lớp đất như sau:
     Lớp 1:
    Lớp 1 là lớp cát bụi,màu xám,xám đen kết cấu rất rời rạc. Chiều dày của lớp xác định được ở BH3 là 4.30m, cao độ mặt lớp là 0.00m, cao độ đáy là -4.30m. Chiều sâu xói của lớp đất này là 2.40m.
     Lớp 2:
    Lớp 2 là lớp sét màu xám nâu,xám đen,trạng thái chảy, phân bố dưới lớp 1. Chiều dày của lớp là 3.90m, cao độ mặt lớp là -4.30, cao độ đáy là -8.20m.Lớp đất có độ ẩm W = 52.2% ,độ bão hoà Sơơr = 99.2.co độ sệt IL= 1.42.
     Lớp 3:
    Lớp thứ 3 gặp ở BH3 là lớp cát hạt nhỏ màu xám,kết cấu chặt vừa, phân bố dưới lớp 2. Chiều dày của lớp là 28.80 m, cao độ mặt lớp là -8.20 m, cao độ đáy lớp là -37.0m.
     Lớp 4:
    Lớp thứ 4 là lớp cát hạt trung, màu xám, kết cấu rất chặt, phân bố dưới lớp 3. Chiều dày của lớp là 3.00 m, cao độ mặt lớp là -37.0m, cao độ đáy lớp là -40.0m.

    II. Nhận xét và kiến nghị
    Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình, phạm vi nghiên cứu và qui mô công trình dự kiến xây dựng, ta có một số nhận xét và kiến nghị sau:
     Nhận xét:
    + Điều kiện địa chất công trình trong phạm vi khảo sát nhìn chung là khá phức tạp, có nhiều lớp đất phân bố và thay đổi khá phức tạp.
    + Lớp đất số 1, 2 là lớp đất yếu do chỉ số xuyên tiêu chuẩn và sức chịu tải nhỏ, lớp 3 có trị số SPT trung bình, lớp 4 có trị số SPT và sức chịu tải khá cao.
    + Lớp đất số 2 dễ bị lún sụt khi xây dựng trụ cầu tại đây.
     Kiến nghị
    + Với các đặc điểm địa chất công trình tại đây, nên sử dụng giải pháp móng cọc ma sát bằng BTCT cho công trình cầu và lấy lớp đất số 3 làm tầng tựa cọc.
    + Nên để cho cọc ngập sâu vào lớp đất số 3 để tận dụng khả năng chịu ma sat của cọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...