Luận Văn Thiết kế máy tính cước điện thoại

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: DẪN NHẬP

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Công nghệ thông tin liên lạc ngày nay đã phát triển một cách nhanh chóng và vượt bực, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Công nghệ thông tin đóng vai trò cốt lõi trong việc cập nhật thông tin cho mọi người, trong dịch vụ viễn thông điện tử dựa trên hệ thống mạng điện thoại, hoạt động độc lập thông qua mạng thuê bao điện thoại.
    Ngày nay thông tin liên lạc phát triển cao, để có thể làm việc có hiệu quả thì tại các thuê bao công cộng ta có thể đặt một máy tính cước, máy này cho người gọi biết quay số và thời gian đàm thoại, đồng thời tính số tiền của mỗi cuộc gọi.
    Với suy nghĩ là ứng dụng các kiến thức đã học ở trường, em chọn đề tài máy tính cước điện thoại, nhằm giải quyết phần nào khó khăn mà các thuê bao công cộng đã gặp phải.
    Với máy tính cước này, người gọi có thể biết số quay số, thời gian đàm thoại và giá tiền cuộc gọi: nội hạt, liên tỉnh, nước ngoài. Nhờ đó mà các dịch vụ thuê bao công cộng phục vụ khách hàng được tốt hơn.

    II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
    Với đề tài máy tính cước điện thoại được đặt ở các dịch vụ thuê bao công cộng, thì nhiệm vụ chủ yếu là tính toán chính xác thời gian đàm thoại và đổi ra số tiền ứng với thời gian đã gọi, ngoài ra còn có thể hoạt động như đồng hồ chỉ thị thời gian. Từ mục đích này nên máy tính cước phải đạt những yêu cầu sau:
    - Được sử dụng trên toàn nước không cần thay đổi về phần cứng.
    - Thể hiện đúng số quay ở hai chế độ Pulse và Tone.
    - Thời gian đàm thoại kể từ khi thông thoại đối với mấy có đăng ký đảo cực tại tổng đài một cách chính xác và bắt đầu tính thời gian đàm thoại sau khi nhấc máy 10s đối với máy không có đăng ký đảo cực.
    - Lưu trữ tạm thời tất cả các thông số của cuộc gọi như: số quay số, giá tiền của mỗi cuộc gọi và thời gian gọi.

    III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
    Điện thoại công cộng là một đề tài thuộc phạm vi chuyên môn trong ngành viễn thông, cho nên để nghiên cứu kỹ thì phải cần một thời gian. Với thời gian 6 tuần mà có nhiều vấn đề cần giải quyết, hơn nữa kiến thức về viễn thông có hạn cho nên để thực hiện đề tài này em tập trung vào giải quyế những vấn đề sau:
    - Thiết kế phần cứng máy tính cước điện thoại.
    - Xác định chính xác thời gian đàm thoại và qui ra giá tiền.
    - Lưu trữ các giá trị của cuộc gọi.

    IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC THI ĐỀ TÀI:
    Với những yêu cầu đã được trình bày ở trên, ta có thể đưa ra các phương pháp để thực thi đề tài sau:
    ã Phương pháp sử dụng kỹ thuật số.
    ã Phương pháp sử dụng kỹ thuật vi xử lý.
    ã Phương pháp sử dụng kỹ thuật vi điều khiển.

    Với kỹ thuật số, để có thể đáp ứng nhu cầu trên thì khó có thể vì khả năng mở rộng bộ nhớ bị giới hạn. Còn kỹ thuật vi xử lý có thể khắc phục được những yếu điểm của kỹ thuật số là bộ nhớ được mở rộng nhưng phần thi công phần cứng thì khó, đó là trở ngại lớn trong phần thiết kế và thi công.
    Ở đây chúng em muốn giới thiệu kỹ thuật mới đó là kỹ thuật vi điều khiển, nó có thể khắc phục được tất cả các họ trên vì bộ nhớ mở rộng và phần mềm linh hoạt hơn. Hơn nữa nó được thị trường hiện nay dùng rất phổ biến và giá cả hợp lý.
    Có rất nhiều họ vi điều khiển, ở đây chọn vi điều khiển 8031 của hãng Intel cùng với cá IC chuyên dùng, nhằm để có thể giao tiếp với bên ngoài để đáp ứng đầu đủ các yêu cầu của đề tài đặt ra. Vi điều khiển 8031 được chọn vì có những lợi điểm sau:
    - Vi điều khiển 8031 trên thị trường được sử dụng khá phổ biến và giá thành hợp lý.
    - Các bus địa chỉ và các bus dữ liệu rộng và khả năng chuyển đổi cho nhau linh hoạt bởi phần mềm.
    - Đơn giản ở phần cứng cho máy tính cước là không cần thêm mạch nhận biết quay số Pulse. Mà dùng trực tiếp mạch nhấc máy đảo cực để nhận biết quay số này. Như vậy phần cứng của máy sẽ bớt cồng kềnh, giảm giá thành của máy.

    PHẦN II: LÝ THUYẾT
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI

    


    I.Sơ lược về mạng điện thoại:

    Mạng điện thoại hiện nay được phân thành 5 cấp tổng đài:
    ã Cấp cao nhất gọilà tổng đài cấp 1.
    ã Cấp thấp nhất goị là tổng đài cấp 5 (cấp cuối)
    Tổng đài cấp 5 là tổng đài được kết nối với thuê bao và có thể thiết kế được 10000 đường dây thuê bao.
    Một vùng nếu có 10000 đường dây thuê bao trở lên thì các số điện thoại được phân biệt như sau:
    ã Phân biệt mã vùng.
    ã Phân biệt đài cuối.
    ã Phân biệt thuê bao.
    Hai đường dây nối thuê bao với tổng đài cuối gọi là“vùng nội bộ“ trở kháng khoảng 600 .
    Tổng đài cuối sẽ được cung cấp cho thuê bao một điện áp 48VDC.
    Hai dây dẫn được nối với jack cắm.
    ã Lõi giữa gọi là Tip (+).
    ã Lõi bọc gọi là Ring (-).
    ã Vỏ ngoài gọi là Sleeve.
    Khi thuê bao nhấc máy tổ hợp, khi đó các tiếp điểm sẽ đóng tạo ra dòng chạy trong thuê bao là 20mA DC và áp rơi trên Tip và Ring còn +4VDC.

    II CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI:

    Mặc dù các hệ thống tổng đài được nâng cấp rất nhiều từ khi nó được phát minh ra, các chức năng cơ bản của nó như xác định cac cuộc gọi thuê bao, kết nói với thuê bao bị gọi và sau đó tiến hành phục hồi lại khi các cuộc gọi đã hoàn thành hầu như vẫn như cũ. Hệ thống tổng đài dùng nhân công tiến hành các quá trình này bằng tay, trong khi hệ tổng đài tự động tiến hành những công việc này bằng các thiếp bị điện.
    Trong trường hợp đầu, khi một thuê bao được gởi đi một tín hiệu thoại tới tổng đài, nhân viên cắm nút trả lời đuờng dây bị gọi vào ổ cắm của dây chủ gọi để thiết lập cuộc gọi với phía bên kia. Khi cuộc gọi đã hoàn thành, người vận hành rút dây nối ra và đưa nó về trạng thái ban đầu. Hệ tổng đài nhân công được phân loại thành loại điện từ và hệ dùng ăc-qui chung. Đối với hệ điện từ thì thuê bao lắp thêm cho mỗi ắc-qui một nguồn cung cấp điện. Các tín hiệu gọi và tín hiệu hoàn thành cuộc gọi được đơn giản chuyển đến người thao tác viên thông qua các đèn.
    Đối với hệ tổng đài tự động, các cuộc gọi được phát ra và hoàn thành thông qua các bước sau:
    - Nhận dạng thuê bao gọi: xác định khi thuê bao nhấc ống nghe và sau đó được nối với mạch điều khiển.
    - Tiếp nhận số được quay: khi đã nối với mạch điều khiển, thuê bao chủ bắt đầu nghe thấy tín hiệu mời quay số và sau đó chuyển số điện thoại của thuê bao bị gọi. Hệ tổng đài thực hiện các chức năng này.
    - Kết nối cuộc gọi: khi các số quay được ghi lại, thuê bao bị gọi đã được xác định, hệ tổng đài sẽ chọn một bộ các đường trung kế đến tổng đài thuê bao bị gọi và sau đó chọn một đường rỗi trong số đó. Khi thuê bao bị gọi nằm trong tổng đài nội hạt thì một đường gọi nội hạt được sử dụng.
    - Chuyển thông tin điều khiển: khi được nối tới tổng đài của thuê bao bị gọi hay tổng đài trung chuyển, cả hai tổng đài trao đổi với nhau các thông tin cần thiết như số thuê bao bị gọi.
    - Kết nối trung chuyển: trong trường hợp tổng đài được nối đến là tổng đài trung chuyển, trên dây được nhấc lại để nối với trạm cuối và sau đó thông tin như số thuê bao bị gọi được truyền đi.
    - Kết nối tại trạm cuối: khi trạm cuối được đánh giá là trâm nội hạt dựa trên số thuê bao bị gọi được truyền đi, bộ điều khiển trạng thái máy bận của thuê bao bị gọi được tiến hành. Nếu máy không ở trạng thái bận thì một đường nối được nối với các đường trung kế được chọn để kết nối các cuộc gọi.
    - Truyền tín hiệu chuông: để kết nối cuộc gọi, tín hiệu chuông được truyền và chờ cho đến khi có trả lời từ thuê bao bị gọi. Khi trả lời, tín hiệu chuông bị ngắt và trạng thái được chuyển thành trạng thái máy bận
    - Tính cước: tổng đài chủ gọi xác định câu trả lời của thêu bao bị gọi và nếu cần thiết bắt dầu tính toán giá trị cước phải trả theo khoảng cách gọi và theo thời gian gọi.
    - Truyền tín hiệu báo bận: khi tất cả các đường trung kế đều đã bị chiếm theo các bước trên đây hoặc thuê bao bị gọi bận thì tín hiệu bận được truyền đến cho thuê bao chủ gọi.
    - Hồi phục hệ thống: trạng thái này được xác định khi cuộc gọi kết thúc. Sau đó tất cả các đường nối đều được giải phóng
    Như vậy, các bước cơ bản của hệ thống tổng đài tiến hành để xử lý các cuộc gọi đã được trình bày ngắn gọn. Trong hệ thống tổng đài điện tử, nhiều đặc tính dịch vụ mới được thêm vào cùng với các chức năng trên.
    Do đó, các điểm cơ bản sau đây phải được xem xét khi thiết kế các chức năng này:
    1. Tiêu chuẩn truyền dẫn: mục đích đầu tiên cho việc đấu nối điện thoại là truyền tiếng nói và theo đó là một chỉ tiêu của việc truyền dẫn để đáp ứng chất lượng gọi phải được xác định bằng cách xem xét sự mất mát khi truyền, độ rộng dãi tần số truyền dẫn và tạp âm.
    2. Tiêu chuẩn kết nối: điều này liên quan đến vấn đề dịch vụ đấu nối cho các thuê bao. Nghĩa là đó là chỉ tiêu về các yêu cầu đối với cá thiếp bị tổng đài và số các đường truyền dẫn nhằm bảo đảm chất lượng kết nối tốt. Nhằm mục đích này, một mạng lưới tuyến tính linh hoạt có khả năng xử lý đường thông có hiệu quả với tỷ lệ cuộc gọi bị mất ít nhất phải được lập ra.
    3. Độ tin cậy: các thao tác điều khiển phải được tiến hành phù hợp, đặc biệt các lỗi xuất hiện trong hệ thống với những chức năng điều khiển tập trung có thể gặp phải hậu quả nghiêm trọng trong thao tác hệ thống. Theo đó, hệ thống phải có được chức năng sửa chữa và bảo dưỡng hữu hiệu bao gồm việc chuẩn đoán lỗi, tìm và sửa chữa.
    4. Độ linh hoạt: số lượng các cuộc gọi có thể xử lý thông qua các hệ thống tổng đài đã tăng lên rất nhiều và nhu cầu nâng cấp các chức năng hiện nay đã tăng lên. Do đó, hệ thống phải đủ ling hoạt để mở rộng và sửa đổi được.
    5. Tính kinh tế: do các hệ thống tổng đài điện thoại là cơ sở cho việc truyền thông đại chúng nên chúng phải có hiệu quả về chi phí và có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại chất lượng cao.
    Căn cứ vào các xem xét trên, một số tổng đài tự động đã được triển khai và lắp đặt kể từ khi nó được đưa vào lần đầu tiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...