Đồ Án thiết kế máy phay đứng công xôn

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Chế tạo máy là một ngành công nghiệp then chốt , đóng vai trò quyết định trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá , từng bước đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập vào nền kinh tế của khu vựcvà thế giới . Phát triển ngành chế tạo máy phải dựa vào sự phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang thiết bị hiện đại , trong đó đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ cao là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài .
    Nghành chế tạo máy là một trong ngành công nghiệp chủ yếu sản xuất ra những công cụ lao động quan trọng , là cơ sở vật chất của tiến bộ kỹ thuật . Một trong những yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng của ngành chế tạo máy là sản xuất máy công cụ hay máy cắt kim loại để đáp ứng cho nền kinh tế quốc dân . Vấn đề quan trọng hiện nay là ứng dụng vào sản xuất một nền công nghiệp tiên tiến , mà các máy cắt và dụng cụ cắt có khả năng cơ khí hoá cao sẽ đóng một vai trò rất quan trọng .
    Trong các phân xưởng hay các nhà máy cơ khí , thì máy phay là một trong những máy cắt chiếm phần lớn trong tổng số máy cắt trong đó , thường từ 20 30 % . Ưu điểm của máy phay là gia công được nhiều bề mặt khác nhau , đễ dàng nâng cao năng suất máy , mở rộng phạm vi điều chỉnh tốc độ có thể tham gia vào quá trình tư động hoá và cơ khí của các chuyển động phụ . Một trong những máy phay được sử dụng nhiều nhất là máy phay đứng công xôn . Tính vạn năng của nó rất cần thiết cho việc phay .
    Là một sinh viên khoa cơ khí thuộc trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng , sau một thời gian học tập tại trường , được đi tham quan và thực tập tại các nhà máy , xí nghiệp bản thân em đã được giao nhiệm vụ thiết kế máy phay đứng công xôn độ chính xác nâng cao .
    Bằng kiến thức học tập được tại trường và qua quá trình thực tập tại nơi sản xuất cùng với sự hướng dẫn tận tình cúa thầy Trần Minh Chính em đã hoàn thành nhiệm vụ đã được giao.
    Tuy nhiên do khả năng còn hạn chế nên việc tính toán thiết kế máy chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô và bạn bè .
    Em xin chân thành cảm ơn !
    Đà Nẵng, ngày 25 tháng 05 năm 2004
    Sinh viên thực hiện
    Phạm Vĩ Đoan

    PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG.
    1.PHÂN LOẠI MÁY THEO CẤP CHÍNH XÁC , ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC NÂNG CAO .
    1.1.Phân loại máy theo cấp chính xác
    Theo tiêu chuẩn TCVN 17-42-75, máy cắt kim loại được phân loại thành 5 cấp chính xác và được ký hiệu bằng các chữ ( theo thứ tự tăng dần độ chính xác ): E, D, C, B, A. Ngoài ra còn cho phép chế tạo máy cắt kim loại cấp chính xác G. Tỷ số các đại lượng sai lệch cho phép khi chuyển từ cấp chính xác này qua cấp chính xác khác là
    1.2 . Đặc điểm của máy có độ chính xác nâng cao
    1.2.1 Khái niệm về độ chính xác nâng cao:
    Mỗi nước đều có tiêu chuẩn về độ chính xác của máy.Thông thường phân thành các cấp chính xác sau: máy chính xác thường, máy chính xác nâng cao, máy chính xác cao, máy chính xác đặc biệt và siêu chính xác.
    - Cấp E - của máy công cụ cố độ chính xác thông thường, là cấp chính xác phổ biến nhất.
    - Cấp D - của máy công cụ có độ chính xác được nâng cao. Nó được chế tạo trên cơ sở máy có độ chính xác thông thường cấp E, song có chất lượng hơn. Việc lắp ráp và sử dụng cũng có những nét riêng biệt.
    - Cấp C - của máy công cụ có độ chính xác cao. Máy có kết cấu đặc biệt của các chi tiết và cụm máy. Do yêu cầu về điều kiện sử dụng đặc biệt, máy có thể gia công được các sản phẩm có độ chính xác cao.
    - Cấp B - của máy công cụ có độ chính xác đặc biệt cao. Máy cấp chính xác này cũng tương tự với máy cấp chính xác C, song được chế tạo với yêu cầu chặt chẽ hơn đối với cụm máy và chi tiết chủ yếu.
    - Cấp A - của máy công cụ siêu chính xác dùng để chế tạo chi tiết có độ chính xác cao nhất như: đĩa phân độ, bánh răng chuẫn, vít đo lường để dùng cho máy cấp B và cấp C.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...