Đồ Án Thiết kế máy in Offset

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MUÏC LUÏC
    Ñeà muïc
    Trang
    Trang bìa i

    Nhiệm vụ luận văn
    ii Lời cảm ơn .
    iii Lời nói đầu
    iv Mục lục .
    v Chương 1 : Chọn sơ đồ động 2
    1.1 - Yêu cầu kỹ thuật 2
    1.2 - Các phương án dán băng keo 3
    1.2.1 - Các phương án thiết kế 3
    1.2.2 - Chọn phương án thiết kế . 10

    Chương 2 : Chọn động cơ, tính toán động học 11
    2.1 - Chọn động cơ 11
    2.2 - Tính toán động học 17

    Chương 3 : Tính bền hệ thống truyền động 19
    3.1 - Tính toán bộ truyền xích 19
    3.2 - Tính toán các bộ truyền bánh răng 23
    3.3 - Tính toán trục, then, khớp nối và chọn ổ . 38
    3.4 - Thiết kế vỏ hộp giảm tốc và chọn các chi tiết phụ . 58

    Chương 4 : Thiết kế băng tải . 65
    4.1 - Tính toán tang dẫn động và bị động . 65
    4.2 - Tính toán con lăn đỡ 75

    Chương 5 : Thiết kế cơ cấu dán băng keo 76
    5.1 - Sơ đồ nguyên lý 76
    5.2 - Xác định kích thước cơ cấu dán băng keo 76

    Chương 6 : Thiết kế mạch điện điều khiển . 84
    6.1 - Yêu cầu của mạch điện điều khiển . 84
    6.2 - Chọn các thiết bị điện 84
    6.3 - Mạch điện điều khiển 85
    Tài liệu tham khảo . 88
    CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH IN
    1.1 Khái quát về in
    In là quá trình chuyển hình ảnh, chữ, ký hiệu, các dấu, .từ bề mặt khuôn in có phủ mực sang bề mặt của vật liệu in (giấy, vải, thiếc, PE, .) nhờ áp lực để nhận được nhiều tờ in giống nhau.Trong nhiều thập kỷ qua, từ chiếc máy in đầu tiên ra đời đến ngày nay cơ chế in vẫn không thay đổi. Đó là phải chế tạo được một bản in mẫu, rồi từ bản mẫu đó được sao chép nhiều lần, ta sẽ được các bản in giống nhau. Phần thể hiện cơ bản là mực in và phần phôi gia công vẫn là giấy. Tuy nhiên, do cấu tạo bề mặt của khuôn in và do cách nhận mực của khuôn in, người ta phân biệt thành 3 phương pháp in đặc trưng là:
    - In Typo (in cao)
    - In Offset (in phẳng)
    - In Helio (in lõm).
    Ngoài ra người ta còn đề cập thêm phương pháp in thứ tư nữa là in lưới, nhưng thực ra phương pháp chế bản không khác với offset; vẫn là in phẳng. Ngoài những phương pháp in trên, ta còn thấy thêm những phương pháp in khác như: con mộc, in Roneo, Flexo, tĩnh điện, Tampo, Laser, .
    Căn cứ vào cách chuyển mực lên bề mặt vật liệu in ta phân biệt thành in trực tiếp hay in gián tiếp:
    - In trực tiếp là hình ảnh từ khuôn in được truyền thẳng sang bề mặt của vật liệu in. Do đó, khi chế tạo khuôn in phải ngược chiều với bản mẫu và cấu tạo của máy cũng phải để lực ép trực tiếp lên khuôn in và vật liệu in. In Typo, Helio, in lụa, Flexo đều là in trực tiếp.
    -In gián tiếp là tờ in không nhận mực trực tiếp từ khuôn in mà nhận gián tiếp qua bản cao su trung gian. Do đó khi chế tạo khuôn in phải đồng chiều với bản mẫu và chế tạo máy phải thêm ống trung gian. In offset là in gián tiếp.
    1.2 Phương pháp in Typo
    Phương pháp in Typo do Gutemberg phát minh ra, vì chữ in được đúc ra từ các ống type (Typographie) cho nên gọi là Typo. Cấu tạo của khuôn in gồm hai thành phần: phần tử in (chữ, hình ảnh, .) và phần tử để trắng.
    Phần tử để in nằm cao hơn phần tử để trắng và cùng nằm trên một mặt phẳng, do đó trong quá trình in nhận được mực. Còn phần tử để trắng nằm thấp hơn nên không nhận được mực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...