Báo Cáo Thiết kế máy Biến áp

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế máy Biến áp​

    Information

    LỜI NÓI ĐẦU


    Kỹ thuật điện là ngành kỹ thuật ứng dụng các hiện tượng điện từ để biến đổi năng lượng, đo lường, điều khiển, xử lí tín hiệu .Bao gồm việc tạo ra, biến đổi và sử dụng điện năng, tín hiệu điện trong các sinh hoạt của con người.

    So với các hiện tượng vật lý khác như: Cơ, Nhiệt, Quang, , hiện tượng điện từ được phát hiện hơn vì các giác quan của con người không cảm nhận được trực tiếp hiện tượng này. Tuy nhiên việc khám phá ra hiện tượng điện từ đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học chuyển sang lĩnh vực điện khí hoá và tự động hoá. Các phát minh, sáng chế liên tục ra đời thúc đẩy công nghiệp phát triển mạnh như vũ bão. Hàng loạt các máy móc, thiết bị điện được sản xuất, chế tạo giúp con người giải phóng lao động chân tay, thủ công, đưa nền sản xuất đi dần vào tự động hoá. Đồng thời điện năng cũng phục vụ rất đắc lực cho con người trong sinh hoạt tinh thần và tiêu dùng.

    Để thực hiện việc biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại, biến điện năng thành cơ năng người ta sử dụng các loại máy điện. Máy điện là 1 hệ điện từ gồm có mạch từ và mạch điện liên quan với nhau. Mạch từ gồm các bộ phận dẫn từ và khe hở không khí. Mạch điện gồm 2 hay nhiều dây quấn có thể chuyển động tương đối với nhau cùng với các bộ phận mang chúng. Từ nhu cầu tiêu ding điện năng ngày càng cao nên máy điện càng được sủ dụng nhiều trong cuộc sống. Máy điện được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế như: Công nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, và trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình.

    Vì vậy trong chương trình học tại trường ĐH Bách Khoa,Hà Nội ngoài việc nghiên cứu lý thuyết máy điện tất cả các sinh viên khoa Điện đều được bố trí 3 tuần thực tập tại xưởng điện nhằm nâng cao kiến thức thực tế. Mỗi sinh viên đều có thể nắm được kỹ thuật quấn dây máy biến áp công suất nhỏ, động cơ 3 pha, động cơ Rotor lồng sóc và hiểu được nguyên lý vận hành cơ bản của chúng.



    III. Kết luận của bản thân :

    Ba tuần thực tập tại xưởng Điện của Trường ĐH Bách Khoa - Hà Nội đã giúp chúng em củng cố và hoàn thiện rõ rệt những kiến thức về Điện (Đặc biệt là về Máy Điện) đã tiếp thu được trên lớp. Mặc dù 3 tuần thực tập là không nhiều nhưng cũng đã giúp chúng em có được những kinh nghiệm rất bổ ích và quý giá.

    Thời gian thực tập vừa qua không những chúng em được tìm hiểu về một số máy điện đơn giản như máy biến áp, động cơ mà còn được hiểu rõ hơn về quy trình công nghệ để làm ra 1 sản phẩm. Đó là cả một quá trình dài, vất vả mà không hề đơn giản chút nào dù là để làm ra sản phẩm đơn giản nhất. Quy trình đó không chỉ đòi hỏi ở người công nhân, kỹ sư kiến thức cơ bản nhất mà còn đòi hỏi tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, tập trung, trách nhiệm, đặc biệt là tính sáng tạo, linh hoạt. Đợt thực tập này đã giúp chúng em có thêm được tác phong làm việc tốt nhất, thấy rõ hơn tầm quan trọng của khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần đoàn kết, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau của những người công nhân hay kỹ sư để có thể hoàn thành được sản phẩm 1 cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Sản phẩm làm ra phải là thành quả của tập thể thì chất lượng mới cao nhất, bởi vì như vậy sẽ có thể bù đắp được những sai sót của nhau. Một người công nhân hay kỹ sư dù cho kiến thức, trình độ cao đến đâu đi nữa mà không có những đức tính cần thiết trên thì cũng chỉ là đồ “bỏ đi”.

    Cuối cùng được tận mắt chứng kiến sản phẩm của mình hoạt động như thế nào, thấy được kết quả lao động của bản thân và những thành viên khác trong nhóm. Chắc chắn sản phẩm của nhóm có những thiếu sót nào đó, nhưng những thiếu sót đó sẽ giúp chúng em thấy được những sai sót, hạn chế của bản thân để có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết nhất.

    Tất cả những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng em trong thực tế công việc sau này.

    Để hoàn thành được tốt nhất đợt thực tập này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân và sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm 9 - Lớp Tự Động Hóa 4 còn có sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo và nghiêm khắc của 2 thầy hướng dẫn là:

    Thầy Nguyễn Quang Hùng

    Và thầy Nguyễn Huy Thiện

    Tuy nhiên, do lần đầu đi vào thực tế nên chúng em còn nhiều bỡ ngỡ và chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nào đó, rất mong các thầy bỏ qua.

    Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy.


    Hà Nội, tháng 6 năm 2007

    Sinh viên


    Trần Văn Nhân
     
Đang tải...