Đồ Án Thiết kế máy biến áp điện lực 3 pha ngâm dầu

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG VII
    KẾT CẤU MÁY BIẾN ÁP
    I- KẾT CẤU VỎ.
    Vỏ MBA là bộ phận bảo vệ các chi tiết máy bên trong như ruột máy ( lõi sắt và dây quấn) đồng thời cũng là thùng chứa dầu của máy.
    Vỏ thùng MBA đồng thời cũng là nơi mà trên đó lắp nắp máy, đế máy và hệ thống các khối cách tản nhiệt.
    Phía trên của vỏ thùng bên thành ta có hàn 4 góc, 4 móc cẩu, giúp cho việc nâng hạ, lắp ghép máy được dễ dàng và thuận lợi.
    II- KẾT CẤU RUỘT MÁY.
    Ruột máy là bộ phận gồm 2 khối riêng rẽ ghép lại đó là: lõi sắt và dây quấn.
    Dây quấn ta bố trí cuộn hạ áp đặt trong cuộn CA đặt ngoài, giữa các cuộn dây ta lót cách điện bằng ống cách điện và thanh nêm, đưa đầu dây ra của mỗi cuộn ở phía trên cuộn dây.
    Lõi sắt là loại ba pha ba trụ, trụ tròn có 7 bậc còn gông có 6 bậc.
    Tiến hành lắp ghép cuộn dây vào trụ. Đầu tiên ta phải dỡ các lá thép của gông trên ra rồi lót cách điện ống sắt trụ và các thanh nêm bằng gỗ rồi lồng cuộn dây vào. Sau đó đai nẹo lại cho cuộn dây ôm chặt vào trụ và đảm bảo cuộn dây chắc chắn khi vận hành.
    Các trụ còn lại ta làm tương tự.
    Chú ý đưa đầu dây ra của mỗi cuộn dây trên mỗi trụ sao cho hợp lý và gọn nhất.
    Sau khi lồng dây vào trụ xong ta lắp ghép phía gông trên vào như hình cũ, ta dùng các bulong giữ cố định gông bám chắc vào trụ và các bulong bắt ngang phía gông trên và dưới. Việc ép gông như vậy là rất quan trọng, để tránh những tiếng ù phát ra khi máy hoạt động nếu máy MBA mà gông trụ ép không được chặt.
    IV- LẮP RUỘT VÀO VỎ.
    Ruột máy đã được lắp hoàn chỉnh ta tiến hành bắt ruột máy với đáy của vỏ ( đáy thùng máy ) bằng nhưng bulong.
    Ruột máy phải được bắt chặt vào đáy thùng để tránh nhưng sự cố có thể xảy ra khi vận chuyển hay vận hành máy.
    V- BỐ TRÍ CÁC CHI TIẾT TRÊN NẮP MÁY.
    Nắp máy là nơi bố trí các đầu dây ra và vào của MBA, qua các điểm đấu.
    Trên nắp máy có bố trí 3 quả sứ cao cấp, mỗi quả sư scos 4 tầng.
    Trên nắp máy bố trí ống đổ dầu bổ sung vào máy và ống phòng nổ, ống phòng nổ miệng hướng theo phương thẳng đứng.
    Ta còn bố trí 2 móc nâng hạ ở 2 bên nắp máy ở mặt trên để có thể nâng hạ nắp máy khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng máy.
    VI- KẾT CẤU MÁY HOÀN CHỈNH.
    Sau khi tiến hành các bước lắp ghép máy như vậy ta được một MBA hoàn chỉnh. Khi MBA được lắp ghép hoàn chỉnh các bộ phận xong ta tiến hành hít chân không trong ruột máy và tiến hành bơm dầu vào trong đường van đặt phía dưới cạnh bên của đáy máy.
    Ở đó máy có bố trí 4 chỗ chờ bắt bulong để cố định máy vào nơi cần đặt máy để vận hành sử dụng.
    KẾT LUẬN
    Thiết kế MBA là một ngành có quá trình tồn tại và phát triển đã lâu, từ khi xuất hiện ngành chế tạo MBA tới nay đã có biết bao sự cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sự dụng máy và hạ giá thành sử dụng.
    Bài viết này của em được làm bằng nhưng kiến thức lý thuyết là chủ yếu và có thể còn thiếu đi nhiều tính thực tế trong quá trình vận hành và sử dụng.
    Em rất mong các thầy cô xem xét và có nhưng ý kiến đóng góp bổ ích cho em giúp cho em củng cố lý thuyết để hoàn thành tốt những đề tài tiếp theo được tốt nhất.
    Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy hướng dẫn : Phạm Văn tuấn, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...