Luận Văn Thiết kế Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước
    Information
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="width: 5%"][/TD]
    [TD="width: 90%"]MỞ ĐẦU

    Mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu Điện Trung ương được biết dưới tên gọi “Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước”, hiện nay dự án xây dựng mạng đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan có chức năng phê duyệt và được Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Cục Bưu Điện Trung ương gấp rút triển khai. Mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương có phạm vi rất rộng, phủ kín tất cả các tỉnh thành trong cả nước do đó vấn đề đặt ra sau khi xây dựng xong là phải quản lý mạng đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
    Hệ thống quản lý mạng là khối óc của mạng viễn thông. Với một hệ thống quản lý tốt, mạng sẽ hoạt động hiệu quả, giảm thiểu sự cố và tăng lợi nhuận, uy tín của nhà khai thác.
    Trên cơ sở dự án mạng viễn thông thế hệ sau của Cục Bưu Điện Trung ương, đề tài đã đưa ra mô hình hệ thống quản lý mạng tập trung có khả năng quản lý mạng trên phạm vi toàn quốc.
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG THẾ HỆ SAU CỦA CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG

    1.1. SƠ LƯỢC VỀ CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG
    Cục Bưu điện Trung ương là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được giao nhiệm vụ phục vụ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. Mạng Viễn thông Cục BĐTW hiện đang được triển khai ở Hà Nội (CP16) , Hồ Chí Minh (BĐT78) và 11 tỉnh Quảng Ninh, Hải phòng, Đà Nẵng, Thừa thiên - Huế, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu, Điện Biên, Đắc Lắc, Kon Tum, Hậu Giang. Tại các điểm trên được lắp đặt các tổng đài đa dịch vụ băng hẹp (N-ISDN) phục vụ thông tin cho các cơ quan Trung ương và cơ quan Đảng, chính quyền địa phương.
    Từ năm 2002, Cục Bưu điện Trung ương được Đảng, Nhà nước và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao nhiệm vụ xây dựng dự án "Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước", tiền đề để xây dựng mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương.
    Chương này sẽ giới thiệu một cái nhìn tổng quan về mạng viễn thông thế hệ sau mà Cục Bưu điện Trung ương đang xây dựng.
    1.2. TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG
    1.2.1. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA MẠNG VIỄN THÔNG THẾ HỆ SAU CỤC BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG
    Mạng viễn thông thế hệ sau của Cục Bưu điện Trung ương được xây dựng dựa trên dự án "Xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước" với mục tiêu nhằm xây dựng một mạng đường trục truyền số liệu chuyên dùng thống nhất cho mạng tin học diện rộng cũng như cung cấp một số cổng thoại cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Mạng được xây dựng phải có tốc độ cao, dung lượng lớn, dựa trên công nghệ IP, có kết nối với Internet.

    1.2.1.1. Mục tiêu:
    Mục tiêu cụ thể và các yêu cầu đạt được thể hiện trên các mặt sau :
    o Xây dựng mạng kết nối từ trung ương đến các tỉnh/thành và đến tận cấp quận, huyện, sở, ban, ngành; cung cấp các cổng kết nối tới mạng tin học của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại các cấp với tốc độ cao, công nghệ mở, hiện đại, trực tuyến đặc biệt đồng nhất về giao diện; từ xã, phường có thể truy nhập vào mạng diện rộng của các cơ quan Đảng, Nhà nước thông qua mạng công cộng đến thiết bị truy nhập đặt tại nút mạng tỉnh/thành phố.
    o Trên cơ sở hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng sẽ triển khai đa dịch vụ viễn thông (thoại, truyền số liệu - liên kết mạng diện rộng và một số dịch vụ khác tùy theo yêu cầu từ các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng như xu hướng phát triển của công nghệ).
    o Tạo thành các kết nối chiều dọc theo kiến trúc phân cấp của các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như tích hợp theo chiều ngang mạng thông tin diện rộng của Đảng với mạng thông tin diện rộng của Chính phủ, Quốc hội.
    o Mạng đường trục đảm bảo thông suốt, tin cậy và an toàn.
    1.2.1.2. Phạm vi:
    Trên phương diện về phân bố hành chính của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phạm vi của mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương bao gồm :
    o Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước phục vụ việc kết nối mạng diện rộng của Đảng, Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, thành phố và sở, ban, ngành, quận, huyện.
    o Mạng cung cấp các cổng kết nối ra Internet tốc độ cao tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
    o Mạng cung cấp các dịch vụ thoại, video cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, thành phố và sở, ban, ngành, quận, huyện
    1.2.1.3. Đối tượng sử dụng dịch vụ:
    Các cơ quan dưới đây là đối tượng được sử dụng các cổng kết nối của mạng truyền số liệu chuyên dùng cũng như các dịch vụ gia tăng được triển khai trên nền mạng chuyên dùng (thoại, video, Internet, ) :
    o Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội cấp trung ương.
    o Văn phòng tỉnh, thành ủy (VPTU), ủy ban nhân dân (UBND), hội đồng nhân dân (HĐND), các sở, ban, ngành tại các tỉnh/thành trên toàn quốc.
    o Văn phòng huyện/thị/thành ủy (VPHU, VPTU), ủy ban nhân dân huyện/thị/thành (VP UBND huyện/thị/thành) trên toàn quốc.
    1.2.1.4. Các hạng mục cần thực hiện
    Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước bao gồm các hạng mục sau :
    o Các nút mạng cho mạng truyền số liệu đường trục: ba nút tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
    o Xây dựng các nút mạng kết nối từ mạng truyền số liệu đường trục tới các tỉnh, thành phố.
    o Xây dựng các nút mạng tại các quận, huyện, sở, ban, ngành kết nối về nút mạng tại tỉnh, thành phố.
    o Xây dựng cổng kết nối Internet tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
    o Triển khai dịch vụ điện thoại hệ trung ương (tại một số tỉnh chưa có tổng đài điện thoại mã 80) trên nền mạng truyền số liệu chuyên dùng.
    o Xây dựng hệ thống bảo mật đường truyền.
    o Xây dựng mới một số tuyến cáp quang/đồng, cải tạo nhà trạm (tại những nơi không tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có).
    o Xây dựng hệ thống quản lý mạng đường truyền số liệu chuyên dùng tập trung tại Hà Nội.
    Trong các hạng mục trên, hạng mục cuối cùng chính là nội dung đề tài cần nghiên cứu.
    1.2.1.5. Cấu trúc mạng
    o Mạng đường trục (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) đạt 155 Mbps. Từ nút mạng đường trục vềcác tỉnh/thành phố tối thiểu đạt 2Mbps. Từ tỉnh/thành phố về quận, huyện, sở, ban, ngành tối thiểu đạt 64Kbps.
    o Tại các tỉnh/thành phố các cổng kết nối vào mạng LAN của VPTU và UBND được tách riêng và chạy trên các đuờng cáp quang riêng nhưng có thể truy nhập lẫn nhau để khai thác số liệu khi lãnh đạo có thẩm quyền yêu cầu.
    o Đối với các tỉnh/thành phố chưa có tổng đài hệ I, mạng truyền số liệu chuyên dùng sẽ cung cấp thêm một số cổng điện thoại cho phép các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tại tỉnh/thành và trung ương có thể liên lạc với nhau trong mạng riêng (hệ 5 số).
    o Mạng được xây dựng cho phép phương thức kết nối qua quay số (analog, ISDN) vẫn được tiếp tục sử dụng đối với các cơ quan mà mạng chuyên dùng chưa vươn tới được hay những người không ngồi tại phòng làm việc có thể đăng nhập vào mạng nội bộ qua các kênh truy nhập dành riêng.
    o Cục Bưu điện Trung ương được ưu tiên kết nối vào chuyển mạch lõi của VDC với tốc độ cao trên cáp quang tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để phục vụ nhu cầu truy nhập Internet của các cơ quan Đảng, Nhà nước tại hai điểm này.
    1.2.1.6. Công nghệ
    Mạng viễn thông thế hệ sau Cục Bưu điện Trung ương được xây dựng dựa trên công nghệ IP, hỗ trợ đa phương thức kết nối (cáp quang, cáp đồng) và băng thông linh hoạt (trực tiếp: xDSL, n 64Kbps, n E1, STM1, Fast Ethernet, Giga Ethernet thông qua giao diện kết nối đồng nhất là cổng Ethernet; gián tiếp: quay số qua mạng điện thoại analog, ISDN).
    o Sử dụng các công nghệ tiên tiến như MPLS, VLAN, để tách riêng các mạng diện rộng của các cơ quan Đảng, Nhà nước tùy theo chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này.
    o Hỗ trợ đa dịch vụ viễn thông trên nền IP (thoại, truyền số liệu, Internet , EMail, và các dịch vụ khác) trên cơ sở tương thích với mạng điện thoại chuyên dùng (mạng điện thoại hệ trung ương mã 80) hiện có.
    o Quản lý tập trung từ một trung tâm quản lý mạng duy nhất tại Hà Nội cho toàn bộ mạng đường truyền số liệu, đảm bảo độ thông suốt, an toàn, tin cậy của mạng đường truyền số liệu chuyên dùng.
    o Sử dụng các công nghệ mã hóa đường truyền tiên tiến để đảm bảo an toàn cho đường truyền số liệu, dữ liệu trên đường truyền, chống mọi khả năng có sự truy nhập trái phép vào hệ thống đường truyền.
    o Việc sử dụng các kênh vật lý riêng (tách từ kênh truyền dẫn liên tỉnh, nội tỉnh của mạng công cộng) dành cho mạng đường trục đảm bảo tính ưu tiên cao có tính đến đường truyền dự phòng (tính vu hồi), đảm bảo truyền dữ liệu truyền trong mạng chuyên dùng, tránh khỏi bất cứ sự tắc nghẽn, gián đoạn thông tin nào đồng thời vẫn đảm bảo tiết kiệm đầu tư ở mức cao nhất.
    o Triển khai hai cổng ra Internet tại Hà Nội và Hồ Chí Minh: hai cổng ra Internet này phục vụ nhu cầu kết nối Internet của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp trung ương tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Từ các cơ quan cấp địa phương (tỉnh, thành phố) có thể kết nối ra Internet thông qua các PoP Internet của mạng công cộng tại địa phương.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




     
Đang tải...