Đồ Án Thiết kế mạng lưới điện khu vực và thiết kế trạm biến áp phân phối 250kVA, 35/0,4 kV

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    Lời nói đầu
    Phần I. Thiết kế mạng lưới điện khu vực
    Chương 1. Phân tích đặc điểm của nguồn và phụ tải
    Chương 2. Cân bằng công suất trong hệ thống điện
    Chương 3. Chọn phương án tối ưu
    Chương 4. Chọn số lượng, công suất các máy biến áp, sơ đồ trạm và hệ thống điện
    Chương 5. Tính các chế độ vận hành của mạng lưới điện
    Chương 6. Tính điện áp các nút và điều chỉnh điện áp trong mạng lưới điện.
    Chương 7. Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mạng lưới điện
    Phần II. Thiết kế trạm biến áp phân phối 250kVA, 35/0,4kV
    Tài liệu tham khảo 2

    CHƯƠNG I
    PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ PHỤ TẢI

    I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỒN VÀ CÁC PHỤ TẢI:
    1. Nguồn cung cấp điện:
    Trong hệ thống điện thiết kế có hai nguồn cung cấp, đó là Hệ thống điện và nhà máy nhiệt điện.
    a. Hệ thống điện:
    Hệ thống điện có công suất vô cùng lớn, hệ số công suất trên thanh góp 110 kV của Hệ thống bằng 0,85. Vì vậy cần phải có sự liên hệ giữa Hệ thống và Nhà máy điện để có thể trao đổi công suất giữa hai nguồn cung cấp khi cần thiết, đảm bảo cho Hệ thống thiết kế làm việc bình thường trong các chế độ vận hành. Mặt khác, vì Hệ thống có công suất vô cùng lớn cho nên chọn Hệ thống là nút cân bằng công suất và nút cơ sở về điện áp.
    Ngoài ra, do Hệ thống có công suất vô cùng lớn cho nên không cần phải dự trữ công suất trong nhà máy nhiệt điện, nói cách khác công suất tác dụng và phản kháng dự trữ sẽ được lấy từ Hệ thống điện.
    THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP PHÂN PHỐI
    250 KVA-35/0,4 KV
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Thiết kế trạm biến áp là nhiệm vụ rất quan trọng khi thiết kế cung cấp điện. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, ngoài ra nó còn liên quan trực tiếp đến vốn đầu tư, chi phí đầu tư và vận hành của cả lưới điện khu vực.
    1. Nội dung thiết kế TBA:
    + Chọn máy biến áp và sơ đồ nguyên lý TBA
    + Chọn các thiết bị điện cao áp và hạ áp
    + Tính toán ngắn mạch, kiểm tra các thiết bị đã chọn lựa
    + Tính toán nối đất cho TBA
    2. Số liệu trạm biến áp cần thiết kế:
    + Công suất định mức : S[SUB]**[/SUB] =250 kVA
    + Điện áp định mức : 35/0,4 kV
    + Điện trở suất của đất : r = 0,4.10[SUP]4[/SUP] Wcm
    + Công suất ngắn mạch : S[SUB]NM[/SUB] = 250 MVA
    3. Phương án dự kiến :
    Với công suất của trạm đã cho, dự kiến lắp đặt TBA kiểu treo, là kiểu trạm toàn bộ các thiết bị điện cao và hạ áp cùng với MBA được đặt trên cột. Đối với tủ phân phối hạ thế có thể thiết kế ở trên giàn trạm hay thiết kế trong buồng phân phối dưới đất là tuỳ theo điều kiện cụ thể.Ưu điểm của TBA kiểu treo này là tiết kiệm được diện tích, giảm đáng kể về chi phí đầu tư. Tuy nhiên, loại trạm này cùng với đường dây trên không thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này thường không được khuyến khích dùng ở đô thị.
    Trạm biến áp được thiết kế kiểu trạm treo đặt 1 MBA có công suất 250 kVA - 35/0,4 kV
    Phía cao áp lắp 1 bộ cầu chì ngoài trời tự rơi để bảo vệ MBA khi ngắn mạch và 1 bộ chống sét van để chống sóng sét truyền từ đường dây vào phá hoại MBA.
    Phía hạ áp đặt tủ phân phối hạ thế 0,4 kV. Trong đó có 1 áptômát tổng (AT), 4 áptômát nhánh (AN) và 3 đồng hồ AMPE đo cường độ dòng điện của trạm. Một đồng hồ Vôn, kèm 1 chỉnh mạch để kiểm tra điện áp pha. Một công tơ vô công và 1 công tơ hữu công để đo công suất tiêu thụ của trạm. Một bộ biến dòng (TI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...