Đồ Án thiết kế mạch nạp ác quy (kiểu vừa dòng vừa áp Y/C nạp nhanh)

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    Nguồn điện một chiều được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ ứng dụng trong sinh hoạt đến ứng dụng trong quốc phòng, công nông nghiệp, các ngành khoa học kỹ thuật và trong sản xuất công nghiệp hiện đại.
    Những năm gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chưa từng thấy, nhất là lĩnh vực điện tử, tin học, tự động hoá, đo lường điều khiển, v.v các thiết bị điện tử trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các dụng cụ đo lường tự động, các hệ thống điều khiển với độ chính xác cao, các loại máy tính điện tử với tốc độ tính toán nhanh được ứng dụng trong công nghiệp, trong đo lường và điều khiển, v.v hầu hết đều cần một nguồn cung cấp điện một chiều để hoạt động. Chính vì vậy đòi hỏi có một nguồn điện một chiều tương ứng; đáp ứng được những nhu cầu mới, như có điện thế, dòng điện lớn, kích thước gọn nhẹ, làm việc tin cậy, chính xác, độ ổn định cao, khả năng làm việc lâu dài, chịu được các điều kiện môi trường làm việckhác nhau. các nguồn điện một chiều này có thể là các loại pin, ắc qy, nhưng phổ biến hơn vẫn là nguồn điện một chiều từ ắc quy. Do vậy việc thiết kế một bộ nguồn cung cấp là rất quan trọng và thiết thực. Trong đó có việc thiết kế một bộ nạp ắc quy tự động và liên tục cũng được rất chú trọng.
    Vấn đề lớn ở đề tài này là chế độ nạp cho ắc quy như thế nào? công nghệ nạp ra sao ? có rất nhiều phương pháp điện cho ắc quy
    + Nạp với dòng điện không đổi
    + Nạp với điện áp không đổi
    + Nạp vừa dòng, vừa áp
    Trong đồ án này ta dùng phương pháp nạp vừa dòng, vừa áp bởi vì khi nạp đòi hỏi tốc độ nhanh, thời gian ngắn và điện áp ắc quy phải đầy và đủ.

    Nội dung đồ án gồm 4 chương
    Chương I- ắc quy và công nghệ nạp ắc quy
    I- Giới thiệu tổng quan về ắc quy và công nghệ nạp
    II- Cách phân loại
    III- Cấu tạo
    IV-Các quá trình hoá học
    V- Các đặc tính phóng nạp điện của ác quy
    VI- Các phương pháp nạp điện
    VII- Các bảo quản ác quy
    Chương II: Tính chọn phương án
    I- Trình bầy các sơ đồ chỉnh lưu
    II- Nguyên lý hoạt động
    III- Phân tích ưu nhược điểm của từng phương án
    IV- Đánh giá lựa chọn phương án
    Chương III: tính mạch Lực
    I - tính chọn van
    II- tính toán máy biến áp
    Chương IV: Tính toán và thiết kế mạch điều khiển
    I- Trình bầy mục đích và yêu cầu
    II- Nguyên tắc điều khiển
    III- Tính toán và lựa chọn các linh kiện cho mạch điều khiển
    Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo Võ Minh Chính và các thầy cô trong bộ môn " Tự động hoá xí nghiệp- công nghiệp" - Trường ĐHBK - Hà Nội . Trong đó cũng phải kể đến những cuốn tài liệu tham khảo của các giáo sư tiến sỹ đã dày công nghiên cứu và được nhà xuất bản KH-KT in ấn và phát hành. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho em được tiếp thu, học hỏi, nghiên cứu để đồ án : thiết kế. Bộ nạp ác quy tự động được hoàn thành ./.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...