Luận Văn Thiết kế lưới điện khu vực 2

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Ác Niệm, 10/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHần I: thiết kế lưới đIện khu vực
    Chương 1:các lựa chọn kỹ thuật cơ bản
    I. Phân tích nguồn và phụ tải.
    I.1. Nguồn điện.
    Khi thiết kế lưới điện, việc đầu tiên là cần phải nắm bắt được thông tin về nguồn và phụ tải. Do vậy, phải tiến hành phân tích những đặc điểm của nguồn cung cấp điện và phụ tải. Trên cơ sở đó xác định công suất phát của các nguồn cung cấp và dự kiến các phương án nối dây sao cho đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất.
    Lưới điện cần thiết kế gồm có hai nguồn cung cấp là hai nhà máy nhiệt điện nằm cách xa nhau 180 km cung cấp điện cho 9 phụ tải. Đối với các nhà máy nhiệt điện, các máy phát điện làm việc ổn định khi phụ tảiP  70%Pđm, khi phụ tải P < 30%Pđm thì các máy phát ngừng làm việc. Công suất phát kinh tế của các máy phát nhiệt điện thường nằm trong khoảng (80-85)%Pđm.
    Trong đó:
    NĐI: Gồm 4 tổ máy
    Mỗi tổ máy có công suất Pđm= 50 MW
    Hệ số công suất cos = 0,85
    Tổng công suất của NĐI: PNĐI= 4x50 MW
    NĐII: Gồm 3 tổ máy
    Mỗi tổ máy có công suất Pđm= 50 MW
    Hệ số công suất cos = 0,85
    Tổng công suất của NĐI: PNĐII= 3x50 MW
    Tổng công suất đặt của hai nhà máy:
    P =PNĐI +PNĐII =200+150 = 350 MW

    I.2. Phụ tải.
    Trong hệ thống điện thiết kế có 9 phụ tải, tất cả đều là hộ loại I. Các phụ tải đều yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường và có hệ số cos = 0,85.
    Thời gian sử dụng phụ tải cực đại Tmax = 5500 h. Điện áp định mức của mạng điện thứ cấp của các trạm hạ áp bằng 10 kV. Phụ tải cực tiểu bằng 50% phụ tải cực đại.
    Kết quả tính giá trị công suất của các phụ tải trong chế độ cực đại và cực tiểu cho trong bảng sau:






    Bảng tổng hợp phụ tải ở chế độ max và min

    Hộ tiêu
    thụ Smax = Pmax + jQmax
    MVA Smin = Pmin + jQmin
    MVA
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9 29 + j17,98
    18 + j11,16
    38 + j23,56
    29 + j17,98
    18 + j11,16
    38 + j23,56
    29 + j17,98
    18 + j11,16
    29 + j17,98 14,5 +j 8,99
    9 + j 5,58
    19 + j11,78
    14,5 +j 8,99
    9 + j 5,58
    19 + j11,78
    14,5 + 8,99
    9 + j 5,58
    14,5 +j 8,99
    Tổng 246 +j152,52 123 +j76,26

    Sơ đồ bố trí của nguồn và các phụ tải như hình vẽ:




















    Dựa vào sơ đồ bố trí các phụ tải cũng như công suất của các phụ tải và vị trí cũng như công suất của hai nhà máy điện ta có định hướng cơ bản như sau:

    NĐI phát cho các phụ tải: 1,2,3,4,5
    NĐII phát cho các phụ tải: 6,7,8,9
    Do nhà máy NĐI có công suất đặt 200MW còn nhà máy NĐII có công suất đặt 150MW, nên ta sử dụng nhà máy NĐI phát chủ đạo cho các phụ tải phần còn lại do nhà máy NĐII cung cấp. Do NĐI phát công suất khá lớn đồng thời do phụ tải phân bố khá rộng, để giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp ta chọn đường dây liên lạc giữa hai nhà máy sẽ đi qua 1 phụ tải.
    II. Chọn điện áp định mức của mạng điện.
    Điện áp định mức của mạng điện quyết định trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện. Khi tăng điện áp định mức thì tổn thất công suất và tổn thất điện năng sẽ giảm, nghĩa là giảm chi phí vận hành, giảm tiết diện dây dẫn và chi phí về kim loại khi xây dựng mạng điện, đồng thời tăng công suất giới hạn truyền tải trên đường dây, nhưng sẽ làm tăng vốn đầu tư xây dựng mạng điện.
    Điện áp của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công suất của các phụ tải, khoảng cách giữa các phụ tải và các nguồn cung cấp, vị trí tương đối giữa các phụ tải với nhau, sơ đồ của mạng điện .Do vậy cần phải lựa chọn điện áp định mức hợp lý cho từng mạng điện cụ thể.
    Có nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn điện áp hợp lý cho mạng điện, một phương pháp đựơc áp dụng khá rộng rãi là xác định theo công thức kinh nghiệm Style:
    kV
    Trong đó:
    L - chiều dài đường dây (km)
    P - công suất truyền tải trên đường dây (MW)
    Công thức này áp dụng cho các đường dây có chiều dài đến 220 km và công suất truyền tải P  60 MW.
    Xác định điện áp truyền tải cho từng nhánh, tính từ các phụ tải tới nguồn gần nhất:
    áp dụng cho phụ tải 1 ta có:
    kV
    Tính tương tự cho các phụ tải còn lại ta có bảng kết quả:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...