Báo Cáo Thiết kế lò phản ứng VVER-1200/V-491

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    1. TỔNG QUAN VỀ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN VVER-1200
    1.1. Giới thiệu
    1.2. Mô tả thiết kế lò VVER-1200/V-491
    1.2.1. Lò phản ứng
    1.2.2. Nhiên liệu và vùng hoạt
    1.2.3. Bình sinh hơi
    1.2.4. Bơm chất tải nhiệt lò
    1.2.5. Hệ thống ống dẫn vòng sơ cấp
    1.2.6. Các hệ thống phụ trợ
    1.2.7. Các hệ thống an toàn
    1.2.8. Bố trí nhà máy
    2. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH AN TOÀN XÁC SUẤT CHO BẢO ĐẢM AN TOÀN NMĐHN
    2.1. Giới thiệu
    2.2. Phân mức PSA
    2.2.1. PSA mức 1
    2.2.2. PSA mức 2
    2.2.3. PSA mức 3
    3. KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TỔNG QUAN VỀ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN VVER-1200
    1.1. Giới thiệu
    Thiết kế lò phản ứng VVER-1200/V-491là thiết kế được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất xây dựng cho NMĐHN Ninh Thuận 1.Thiết kế thế hệ III+ này được phát triển từ thiết kế lò VVER-1000 đã được kiểm chứng sau thời gian dài hoạt động. Thiết kế VVER-1200dựa trên nguyên tắc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân viên, dân chúng và môi trường. Thiết kế lò này có độ dự trữ an toàn lớn là tần suất nóng chảy vùng hoạt (CDF) nhỏ hơn 1E-6/lò.năm và tần suất phát tán lượng lớn chất phóng xạ ra ngoài môi trường nhỏ hơn 1E-7/lò.năm.
    An toàn NMĐHN đạt được bằng việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ theo chiều sâu (defence in depth) trên cơ sở áp dụng hệ thống các rào cản các bức xạ ion hóa và các chất phóng xạ ra môi trường cũng như áp dụng hệ thống các tính năng thiết kế an toàn và biện pháp tổ chức để bảo đảm tính toàn vẹn của các rào cản.
    Thiết kế VVER-1200/V-491 được phát triển bởi các tổ chức: Atomenergoproekt (St.Petersburg), OKB Gidropress (Podolsk) với sự giám sát khoa học của RRC Viện Kurchatov (Moscow). Thiết kế này đáp ứng các quy định của Nga, các yêu cầu của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các yêu cầu củaHiệp hội các tổ chức vận hành Châu Âu (EUR). Thiết kế được thực hiện bằng cách sử dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng ISO 900:2000. Các giải pháp kỹ thuật chính cho lò VVER đã được kiểm chứng bởi kinh nghiệm vận hành khoảng 1400 lò.năm (bao gồm cả lò đã ngừng hoạt động), xem xét khoảng 500 lò.nămvới VVER-1000 tại Liên bang Nga.
    Thiết kế VVER-1200/V-491 theo xu hướng của thế giới là tăng cường an toàn hạt nhân để đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân ngày càng nghiêm ngặt hơn. Thiết kế này cũng chú ý tới các yêu cầu cần nâng cao hiệu quả kinh tế của NMĐHN.
    Các tính năng cụ thể của thiết kế lò này như dưới đây:
    - Tuổi thọ của các bộ phậnchính của lò phản ứng là 60 năm;
    - Bình sinh hơi loại nằm ngang với lượng nước lớn, cải thiện việc trao đổi nhiệt giữa vòngsơ cấp và vòng thứ cấp so với bình sinh hơi loại đứng;
    - Hệ thống làm mát vùng hoạt khẩn cấp (ECCS) dựa trên nguyên tắc chủ động và thụ động;
    - 2 lớp boong-ke lò bằng bê tông cốt thép;
    - Hệ thống chẩn đoán cho hệ thống thiết bị an toàn liên quan tới kiểm tra định kỳ tại các trạng thái dập lò cũng như cho việc giám sát hoạt động của lò;
    - Độ tin cậy đo và điều khiển (I&C) cào nhờ chức năng tự chẩn đoán;
    - Thùng lò có đường kính lớn hơn so với thế hệ III, được chế tạo bằng cách hàn các khối lớn với nhau, bảo đảm số lượng các mối hàn ít nhất và do đó làm giảm thời gian kiểm tra;
    - Sử dụng các bộ phận thụ động, bộ phận cô lập và các thiết bị xử lý;
    VVER-1200/V-491 đang được xây dựng tại NMĐHN Leningrad-2 và NMĐHN Baltic.Thiết kế tương tự, VVER-1200/V-392M cũng đang được xây dựng tại NMĐHN Novovoronezh-2.
    Sự khác biệt đáng kể trong hai loai thiết kế VVER-1200 này bao gồm;
    - Tải nhiệt vùng hoạt thông qua việc kết hợp các hệ thống thụ động và hệ thống tải nhiệt thụ động thông qua bình sinh hơi(thiết kế V-491);
    - Kết hợp hệ thống làm ngập vùng hoạt thụ động (V-392M);
    - Kết hợp các hệ thống chủ động gồmhệ thống bơm áp suất cao khẩn cấp và hệ thống bơm áp suất thấp khẩn cấp [V-491];
    - Khác biệt trong hệ thống để đối phó với sự cố;
    - Khác biệt về giá trị tần suất nóng chảy vùng hoạt;
    - Khác biệt trong hệ thống I&C, hệ thống cấp nước, cách bố trí phòng điều khiển chính và cách bố trí nhà máy.
    Lý do của sự khác biệt giữa 2 thiết kế này là do hai tổ chức độc lập thực hiện. Thiết kế NMĐHN LNPP-2 (V-491) do Công ty SPb Atomenergoproekt (Saint-Petersburg) và thiết kế NMĐHN NVNPP-2 (V-392M) do Công ty Atomenergoproekt (Moscow). Ngoài ra, an toàn của thiết kế V-392M chủ yếu dựa trên các hệ thống an toàn thụ động trong khi thiết kế V-491 chủ yếu dựa trên các hệ thống an toàn chủ động. Mặc dù có sự khác biệt trong hai thiết kế này, mỗi loại đều đáp ứng các quy định hiện hành của LB Nga, có tính tới các khuyến cáo của IAEA và các hướng dẫn của EUR.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...