Đồ Án Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (lpg) trên ôtô con

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang

    Lời nói đầu . 5
    Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng
    trên các phương tiện vận tải 7
    I.1. Tính ưu việt của nhiên liệu khí gas hoá lỏng 7
    I.2. Tình hình khai thác, chế biến và cung cấp khí gas hoá lỏng
    trong nước và trên thế giới 14
    I.3. Tình hình sử dụng, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu
    khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới . 16
    I.4. Sự cần thiết của đề tài . 19
    Chương II: Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu
    khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới 21
    II.1. Lựa chọn ôtô cơ sở . 21
    II.2. Lựa chọn phương án thiết kế . 23
    II.3. Lựa chọn các cụm thiết bị chính . 27
    II.4. Tính toán thiết kế bộ trộn . 33
    II.5. Lắp đặt hệ thống CCNL khí gas hoá lỏng . 41
    Chương III: Tính toán động lực học kéo 44
    III.1. Xác định công suất cực đại và mômen cực đại của động cơ
    sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng . 44
    III.2. Xây dựng đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ 46
    III.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kéo của ôtô 49
    Chương IV: Đề xuất các biện pháp hỗ trợ 60
    IV.1. Xây dựng các trạm cấp nhiên liệu LPG 60
    IV.2. Các biện pháp về kinh tế và quản lý 62
    IV.3. Xiết chặt các tiêu chuẩn về khí xả 63
    Kết luận 66
    Tài liệu tham khảo 68

    Lời nói đầu
    Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, hiện nay không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào, mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề nan giải khác, đặc biệt là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” làm Trái Đất ấm dần lên.
    Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển là do các chất độc hại của các ngành công nghiệp phát thải vào không khí gây ra, trong đó tác nhân chủ yếu là khí thải của các phương tiện giao thông. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, vấn đề hạn chế sự ô nhiễm của khí thải các phương tiện giao thông là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển. Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm cải tiến động cơ, hạn chế mức độc hại của khí thải. Một trong những biện pháp đang được xem trọng hiện nay là thay thế nhiên liệu sử dụng cho động cơ, từ nhiên liệu truyền thống (xăng, dầu diesel) sang các nhiên liệu sạch (nhiên liệu khí, nhiên liệu sinh học, điện năng), trong đó phương án sử dụng nhiên liệu khí, đặc biệt là khí dầu mỏ hoá lỏng LPG, được ứng dụng rộng rãi hơn cả.
    Đối với Việt Nam, mặc dù công nghiệp mới phát triển, song tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển cũng đã ở mức báo động. Để cải thiện tình trạng này, trong những năm gần đây, việc sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ hoá lỏng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông đã được đẩy mạnh. Việc sử dụng nhiên liệu LPG cho ôtô, xe máy ở Việt Nam không chỉ làm giảm đáng kể các chất ô nhiễm trong khí thải, mà nó còn giúp chúng ta chủ động nguồn năng lượng, tiết kiệm ngân sách nhập khẩu xăng dầu. Hiện nay, công nghệ và thiết bị chuyển đổi hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG cho ôtô của các nước tiên tiến như Ý, Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, . đã tương đối hoàn thiện. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ này đối với điều kiện cụ thể của nước ta là một nhu cầu hết sức cấp thiết.
    Với mong muốn tìm hiểu và tiếp cận các vấn đề mới về khoa học – công nghệ của chuyên ngành, em đã chọn đề tài cho Đồ án Tốt nghiệp của mình là “Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con”. Đồ án của em gồm 4 chương chính:
    - Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng trên các phương tiện vận tải.
    - Chương II: Thiết kế, lắp đặt HTCCNL khí gas hoá lỏng trên ôtô con.
    - Chương III: Tính toán động lực học kéo.
    - Chương IV: Đề xuất các biện pháp hỗ trợ.
    Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn Cơ khí Ôtô, đặc biêt là thầy giáo PGS. TS Cao Trọng Hiền và KS. Nguyễn Hùng Mạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện, để đồ án của em có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Em cũng xin cảm ơn Công ty Cơ khí Ôtô Ngô Gia Tự đã tận tình giúp đỡ em tham khảo thực tế việc ứng dụng công nghệ Autogas trên ôtô con. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết thực tế có hạn, hơn nữa đề tài là vấn đề mới của chuyên ngành, nên mặc dù đã rất cố gắng, song Đồ án của em chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí Ôtô để em có thể nắm bắt sâu hơn vấn đề nghiên cứu.
    Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...