Đồ Án Thiết kế kỹ thuật thi công bến cầu tàu 15.000 DWT cảng Thị Nại - Bình Định

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 6/10/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG
    Thành phố Qui Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy Phước, phía bắc giáp Tuy Phước và Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Thành phố có 16 phường Xã, tổng diện tích tự nhiên 215km2, dân số năm 1999 là 240.000 người. Thành phố chính thức thành lập cách đây trên 100 năm nhưng mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa thế kỷ l l, triều đại Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18. Ngày nay Qui Nhơn được công nhận là đô thị loại II, với ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, Thành phố được Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong ba trung tâm thương mại và du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( cùng với Đà Nẵng và Nha Trang ). Qui Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo Bờ biển Qui Nhơn dài 42km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quí, có giá trị kinh tế cao . Các ngành kinh tế chính cuả thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thủy hải sản, du lịch. Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Qui Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Năm 1998 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 28,4%, dịch vụ 55,58%, nông – lâm – ngư nghiệp 16,02%. Mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu xây dựng Qui Nhơn thành một Thành phố cảng trên hành lang Bắc - Nam và Ðông - Tây; một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
    Mục tiêu phát triển kinh tế cụ thể của thành phố là:
    Về công nghiệp:
    Tập trung cho chế biến hàng xuất khẩu với các lĩnh vực chủ yếu nhự chế biến thủy sản, dầu thực vật; sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, Giày dép); cơ khí chế' tạo (phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến); điện tử - tin học; hoá chất (thuốc chữa bệnh, chế biến sản phẩm cao su, gas hoá lỏng); chế biến gỗ ; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành; xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển khu công nghiệp Phú Tài, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành khu kinh tế Nhơn hội trên địa bàn thành phố.
    Về thương mại dịch vụ - du lịch:
    Phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu; hình thành trung tâm thương mại-siêu thị và thông tin thương mại tại trung tâm phía đông thành phố hình thành các khu du lịch cảnh quan: Ghềnh ráng, Phú Hoà, Phương Mai, đầm Thị Nại, Bãi Dài . tôn tạo các di tích văn hoá Chămpa, văn hoá cư dân ven biển, di tích trong hai cuộc kháng chiến, xây dựng một số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế
    Về nông lâm ngư nghiệp:
    Tăng cường đội tàu đánh bắt cá xa bờ, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng phòng hộ tạo cảnh quan ven biển, hình thành vành đai rau quả phục vụ nhân dân trong thành phố
     
Đang tải...