Luận Văn Thiết kế kỹ thuật phần bố trí chung và tính ổn định tàu chở hàng rời 20.000 dwt hoạt động ở vùng biể

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: THIẾT KẾ KỸ THUẬT PHẦN BỐ TRÍ CHUNG VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TÀU CHỞ HÀNG RỜI 20.000 DWT HOẠT ĐỘNG Ở VÙNG BIỂN KHÔNG HẠN CHẾ

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    1.1. Tổng quan đề tài. 2
    1.2. Lý do lựa chọn đề tài. .3
    1.3. Nội dung nghiên cứu .4
    CHƯƠNG 2
    YÊU CẦU BỐ TRÍ CHUNG VÀ ỔN ĐỊNH TÀU THỦY 5
    2.1. Các yêu cầu về bố trí chung. 5
    2.1.1. Phân khoang và bố trí các khoang. .5
    2.1.2. Buồng làm việc và buồng sinh hoạt 9
    2.1.3. Các buồng công cộng. 10
    2.1.4. Lối đi, cầu thang, lan can, cửa ra vào. 11
    2.1.5. Bố trí thiết bị trên tàu. .12
    2.2. Tính ổn định tàu thủy .14
    2.2.1. Đặc điểm về ổn định tàu thủy. 14
    2.2.2. Phương pháp tính ổn định tàu thủy .14
    2.2.3. Các yêu cầu chung về ổn định [TCVN 6259-10: 2003]. 16
    CHƯƠNG 3
    THIẾT KẾ KỸ THUẬT PHẦN BỐ TRÍ CHUNG VÀTÍNH ỔN ĐỊNH TÀU
    HÀNG RỜI 20.000 DWT 18
    3.1. Đặc điểm tàu hàng 20.000 DWT 18
    3.2. Đặc điểm thủy tĩnh. 18
    3.3. Thiết kế bố trí chung. .19
    3.3.1. Phân khoang và bố trí các khoang, két chứa. .19
    3.3.2. Bố trí cácbuồng, các phòng. 25
    3.3.3. Cầu thang, lan can, lối đi, cửa ra vào, cửa sổ .28
    3.3.4. Trang bị các phòng ở, buồng công cộng .28
    3.3.5. Bố trí thiết bị, máy móc trên tàu. 29
    3.4. Tính ổn định tàu hàng 20.000 DWT. 33
    3.4.1. Tính trọng lượng và trọng tâm tàu không. 33
    3.4.2. Trọng lượng và trọng tâm ứng với các trường hợp tải trọng. .35
    3.4.3. Ảnh hưởng mặt thoáng chất lỏng trong các trường hợp tải trọng và kiểm
    tra ổn định ban đầu. .38
    3.4.4. Xây dựng đường cong ổn định tĩnh và động ứng với các trường hợp thay
    đổi tải trọng. .43
    3.4.5. Kiểm tra tiêu chuẩn ổn định tĩnh. .84
    3.4.6. Kiểm tra ổn định theo tiêu chuẩn thời tiết. .84
    3.4.7. Kiểm tra theo khuyến cáo IMO. .87
    CHƯƠNG 4
    THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 88
    4.1. Thảo luận kết quả. 88
    4.2. Kiến nghị 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1. Tính các yếu tố mặt đường nước.
    Phụ lục 2. Tính các yếu tố thủy tĩnh và đồ thị thủy tĩnh.
    Phụ lục 3. Các bảng tra tiêu chuẩn thời tiết [TCVN 6259-10 : 2003].
    Phụ lục 4. Vị trí đường nước nghiêng trên sườn Trêbưsép.
    Phụ lục 5. Bản vẽ bố trí chung tàu hàng 20.000 DWT.


    MỞ ĐẦU
    Thiết kế tàu là bài toán phức tạp. Trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan, từ
    việc thiết kế tuyến hình, bố trí chung, tính toán lựa chọn kết cấu, kiểm tra các tính
    năng Đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, có kinh
    nghiệm thực tế. Ở nước ta, với ngành công nghiệp Tàu thủy còn non trẻ, đang phải
    dần tự hoàn thiện chính mình., thì lĩnh vực thiết kế tàu (những tàu cỡ lớn, hoạt động
    không hạn chế) đang còn gặp nhiều khó khăn.
    Mục đích cuối cùng của những nhà thiết kế tàu là làm sao tàu khi hoạt động
    có thể đảm bảo được các chức năng, tính năng đã đặt ra, cũng như thỏa mãn các quy
    định, quyphạm liên quan. Tính toán xây dựng bố trí chung, tính ổn định tàu thủy là
    hai bài toán thường gặp trong quá trình thiết kế, hoàn thiện con tàu. Thiết kế bố trí
    chung không những ảnh hưởng đến các quá trình thao tác, đi lại, thẩm mỹ, kinh tế,
    mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định. Cho nên, khi bố trí trang thiết bị máy
    móc trên tàu vừa phải có sự hợp lí, nhưng phải tính đến ảnh hưởng tới ổn tính của
    toàn tàu.
    Tính toán bố trí chung và kiểm tra ổn định là yêu cầu cần thiết. Vì vậy, để có
    thể làm rõ những được vấn đề nêu trên, tôi đã nhận và thực hiện đề tài: “Thiết kế
    kỹ thuật phần bố trí chung và tính ổn định tàu chở hàng rời 20.000 DWT hoạt
    động ở vùng biển không hạn chế”.


    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tổng quanđề tài.
    Trong nhữngnăm gần đây, ngành công nghiệp tàu thủy ở nước ta được đầu
    tư và phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng tại các nhà máy được nâng cấp với các trang
    thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, như dự án Đà bán
    ụ 70.000 tấn (Đóng tàu Hạ Long); dự án mở rộng tổng mặt bằng nhà xưởng lên trên
    120ha, dự án đóng mới ụ nổi 24.000 tấn phục vụ việc sửa chữa và đóng mới tàu đến
    70.000 tấn, xây dựng ụ khô 300.000 tấn (lớn nhất miền Bắc) của Đóng tàu Nam
    Triệu Bên cạnh đó việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy từ Bắc tới Nam đã và
    đang giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế,
    ổn định xã hội.
    Không những tăng cường, hợp tác, cải tiến công nghệ trong đóng mới, sửa
    chữa tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam -Vinashincòn đang xây
    dựng các nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị chính phục vụ trên tàu, tăng nội địa
    hóa cho sản phẩm. Mặt khác tập đoàn còn chú ý đến công tác thiết kế, giai đoạn này
    chiếm phần doanhthu không nhỏ của cả giá thành con tàu (lên tới 5%). Tuy rằng
    bước đầu còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, kinh nghiệm, sự tin tưởng đặt hàng
    của chủ tàu nhưng những gì mà các công ty tư vấn thiết kế, viện nghiên cứu đã làm
    được, đang góp phần phát triển chung của ngành công nghiệp tàu thủy.
    Hiện nay, công tác thiếtkế (nhất là các tàu cỡ lớn, hoạt động không hạn chế)
    còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Trong nước, với đặc điểm ngành còn trẻ, chưa
    tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên giai đoạn này đang còn gặp nhiều khó khăn,
    chưa được sự tin tưởng đặt hàng của các chủ tàu.
    Thiết kế bố trí chung là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo về các chức
    năng, tính năng của tàu, các yêu cầu khác của chủ tàu. Công việc đòi hỏi kiến thức
    tổng quát, có nhiều tài liệu liên quan (nhất là các mẫu máy móc, thiết bị) thuận lợi
    cho việc lựa chọn, bố trí hợp lí. Việc bố trí chung phải thỏa mãn được chức năng,
    - 3 -công dụng, tính năng đặt ra của tàu thiết kế, bên cạnh đó phải thỏa mãn yêu cầu quy
    phạm, các công ước liên quan và còn phải có tính thẩm cao, tổng giá thành cho sản
    phẩm là thấp nhất.
    Tính toán ổn định là công việc bắt buộc nhằm kiểm tra tàu thiết kế có đảm
    bảo được điều kiện ổn định hay không (chủ yếu là kiểm tra theo quy phạm)vìđiều
    này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người và tài sản trên tàu. Cho nên, sau khi
    thiết kế kết cấu, tính toán xây dựng bố trí chung cần phải kiểm tra ổn định cho tàu.
    Tàu chở hàng 20.000 DWT là con tàu vận tải cỡ lớn đầu tiên được thiết kế
    bởi Viện Khoa học Công nghệ Tàu thủy, đã nói lên năng lực của cán bộ kỹ thuật
    của ngành đóng tàu đang dần được hoàn thiện, nâng cao. Trong tương lai không xa
    Việt Nam sẽ trở thành nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển của thế giới.
    1.2. Lýdo lựa chọn đề tài.
    Thiết kế bố trí chung toàn tàu là công việc cần thiết của người thiết kế tàu,
    việc bố trí chung đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của Quy phạm, thỏa
    mãn các Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS
    74), về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 73/78 (MARPOL 73/78), về Mạn khô tàu
    biển 1966 (LOAD LINE 66), về Đo dung tích tàu biển 1969 (TONNAGE 69), các
    Quy tắc về phòng ngừa về va chạm tàu thuyền trên biển, về Sơn ballast Bên cạnh
    đó việc bố trí chung cũng phải thỏa mãn các yêu cầu về cách bố trí, phân chia các
    khoang, đảm bảo ổn tính, phù hợp với điều kiện khai thác của từng loại tàu, tính
    thẩm mỹ, kinh tế nhất
    Ổn định là một trong những tính năng hàng hải quan trọng, nó trực tiếp ảnh
    hưởng đến an toàn của người, tài sản trên tàu. Vì vậy, việc tính toán và kiểm tra ổn
    định là công việc cần thiết trước khi cấp phép cho tàu hoạt động.
    Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tôi đã được tiếp cận với nhiều
    kiến thức chuyên môn thuộc chuyên ngành học. Tuy nhiên trong giới hạn chương
    trình nên sinh viên chỉ mới được giới thiệu, giảng dạy phần lý thuyết là chủ yếu mà
    chưa có nhiều thời gian dành cho thực hành. Thiết kế bố trí chung và tính ổn định
    cho tàu là hai bài toán thường gặp đối với người thực hiện công tác thiết kế tàu.
    - 4 -Tuy tuyến hình và trọng lượng tàu có ảnh hưởng lớn đến ổn tính của con tàu,
    nhưng nếu việc bố trí chung không đảm bảo sự cân bằng, hợp lý thì cũng có thể gây
    mất ổn định cho tàu. Bên cạnh kiến thức thực tế, kinh nghiệm thì công việc đặt ra
    đối với người thiết kế là phải có tính bao quát, biết cân đối các bước thiết kế sao cho
    sản phẩm khi hoàn thành đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tính năng, kinh tế, tính sử
    dụng, thẩm mỹ
    Từ những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế kỹ thuật phần bố
    trí chung và tính ổn định tàu chở hàng rời 20.000 DWT hoạt động ở vùng biển
    không hạn chế”. Với mục đích tổng hợp lại các kiến thức đã được học, để phân
    tích và đề xuất phương án bố trí chung, kiểm tra ổn định đối với một loại tàu thủy,
    cũng như muốn thử sức trong lĩnh vực thiết kế.
    1.3. Nội dung nghiên cứu.
    Thiết kế tàu thủy gồm nhiều giai đoạn khác nhau (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ
    thuật, thiết kế thi công .), trong các giai đoạn lại được chia ra nhiều phần nhỏ, nên
    khối lượng công việc để hoàn thành một con tàu từ khi nhận nhiệm vụ thư cho đến
    khi đóng mới là rất lớn. Việc thiết kế tàu hiện nay là công việc chung của cả tậpthể
    và phải có một thời gian nhất định. Vì vậy trong giới hạn nội dung, đề tài chỉ đề cập
    một phần của bài toán Thiết kế tàu thủy.
    Nội dung đề tài tập trung vào 2 phần chính là:
     Xây dựng phương án Thiết kế kỹ thuật phần bố trí chung.
     Tính toán, kiểm tra ổn định đối với tàu hàng rời hoạt động vùng biển không
    hạn chế.
    Vì không thực hiện những bước thiết kế ban đầu, nên để thực hiện tốt các nội
    dung đã nêu, đề tài xin được kế thừa các phần tính toán đã có trước như là: Nhiệm
    vụ thư, bản vẽ tuyến hình, các bảnvẽ kết cấu, phân chia tổng đoạn, thuyết minh
    máy móc, thiết bị trên tàu


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Đức Ân, Hồ Quang Long, Dương Đình Nguyên (1978), Sổ tay kỹ thuật
    đóng tàu thủy, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
    2. TS.Lê Hồng Bang (Chủ biên), Võ Hoàng Oanh (2007), Bố trí chung và Kiến
    trúc tàu thủy, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
    3. Nguyễn Hoàng Chân, Hoàng Hữu Chung (2002), Hướng dẫn thiết kế Trang bị
    động lực, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
    4. Nguyễn Thị Hiệp Đoàn (1993). Lý Thuyết Tàu, Trường Đại học Hàng Hải, Hải
    Phòng.
    5. Phạn Văn Hội (1987), Sổ tay Thiết bị tàu thủy –tập 1, NXBGiao thông vận tải,
    Hà Nội.
    6. Phạm Văn Hội (1987),Sổ tay Thiết bị tàu thủy –tập 2, NXBGiao thông vận tải,
    Hà Nội.
    7. Nguyễn Đình Long(1995), Trang bị động lực, Trường Đại học Nha Trang, Lưu
    hành nội bộ.
    8. PGS.TS Trần Công Nghị (2008), Lý thuyết Thiết kế tàu, NXB Đại học Quốc gia
    TP.Hồ Chí Minh.
    9. PGS.TS Trần Công Nghị (2008), Sổ tay Thiết kế tàu thủy, NXB Xây dựng, Hà
    Nội.
    10. Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép TCVN 6259: 2003.
    11. TS. Trần Gia Thái, Bài giảng Lý thuyết tàu, Trường Đại học Nha Trang, Lưu
    hành nội bộ.
    12. Ths.Nguyễn Thái Vũ, Nguyễn Chí Thanh, Bàigiảng Thiết bị mặt boong, Đại
    học Nha Trang., Lưu hành nội bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...