Luận Văn Thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con, phục vụ cho Công ty

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp
    Đề tài: Thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con, phục vụ cho Công ty chăn nuôi Miền Trung, Điện Bàn, Quảng Nam


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI HEO 3
    1.1. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới: 3
    1.1.1 Sự phân bố đàn heo: 3
    1.1.2. Tình hình chăn nuôi heo trong nước và trên thế giới: 4
    1.2. Tìm hiểu thức ăn cho heo tại Công ty chăn nuôiMiền Trung: .5
    1.3. Tìm hiểu cách cho heo ăn tại Công ty chăn nuôiMiền Trung: .5
    1.4. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt: 8
    1.4.1. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt trên thế giới: 8
    1.4.2. Cấu tạo chuồng nuôi heo thịt tại Công ty chăn nuôi Miền Trung: .9
    1.5. Nhu cầu sử dụng hệ thống truyền dẫn thức ăn trong chăn nuôi heo ở nước ta: 11
    Chương 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ . 13
    2.1.Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống dẫn truyền thức ăn: . 13
    2.2. Các số liệu thiết kế ban đầu: 13
    2.3. Lựa chọn phương án thiết kế: 14
    2.3.1.Phương án 1: Hệ thống dẫn truyền thức ăn dạng khô kiểu cánh gạt .14
    2.3.2. Phương án 2: Hệ thống dẫn truyền thức ăn dạngkhô kiểu vít tải. .16
    2.4. Cách bố trí hệ thống trong chuồng trại: .18
    Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN THỨC ĂN . 19
    3.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống: 19
    3.2 Tính toán bun ke chứa: 20
    3.3.Tính toán vít tải dẫn truyền thức ăn: 21
    3.4.Tính toán bộ truyền động : .38
    3.5.Thiết kế trục: .44
    114
    3.6.Thiết kế gối đỡ trục: .52
    3.7.Thiết kế khớp nối: .56
    3.8.Thiết kế bộ phận định lượng thức ăn: .59
    3.9.Thiết kế bộ phận điều chỉnh: 60
    3.10. Các bộ phận khác: .62
    3.10.1. Bộ phận đóng mở thiết bị định lượng: . 62
    3.10.2. Bộ phận đóng mở nguồn điện: .62
    Chương 4: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRỤC VÍT TẢI . 64
    4.1. Bản vẽ chế tạo: 64
    4.2. Xác định dạng sản xuất: 65
    4.3. Phân tích chi tiết gia công: 65
    4.4. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: 65
    4.5. Bản vẽ phôi và bản đánh số: 66
    4.6. Thiết kế quy trình công nghệ gia công: .67
    4.6.1. Giới thiệu một số phương án gia công trục víttải: .67
    4.6.2. Thiết kế các nguyên công: 69
    4.6.3. Xác định lượng dư trung gian cho các bề mặt: .78
    4.6.3. Xác định chế độ cắt: .87
    Chương 5: HƯỚNG DẪN LẮP RÁP VÀ SỬ DỤNG . 100
    5.1. Hướng dẫn lắp ráp: 100
    5.2. Hướng dẫn sử dụng: 106
    Chương 6: HOẠCH TOÁN SƠ BỘ GIÁ THÀNH 107
    Chương 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 109
    5.1. Kết luận: 109
    5.2. Đề xuất ý kiến: .109
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111


    LỜI NÓI ĐẦU
    công cuộc đổi mới trong những năm qua ở nước ta về nhiều mặt trong đó có nông
    nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn. Các ngành trồng trọt và chăn nuôi đã
    phấn đấu đạt được những thành tựu đáng kể. Riêng ngành chăn nuôi đã có nhiều cố gắng
    thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các chủ trương của Nhà
    nước là tăng tỷ trọng chăn nuôi trong tổng sản lượng nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm
    chăn nuôi, coi trọng cải tạo giống, áp dụng công nghệ chăn nuôi mới, kết hợp chăn nuôi
    công nghiệp với chăn nuôi truyền thống theo quy mô thích hợp, từng bước đẩy nhanh
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông
    nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường.
    Mặt khác, nhu cầu sống của con người phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính là
    năng lượng và đạm. Nguồn năng lượng lấy từ ngũ cốc còn đạm dồi dào nhất lấy từ các
    sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, cá ). Vì vậy chăn nuôi là một ngành quan trọng
    trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù giữ vị trí quan trọng, nhưng chăn nuôi heo hiện nay
    đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản, sâuxa là do hệ thống chăn nuôi của
    chúng ta còn lạc hậu, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán. Đểkhắc phục tình trạng trên, chúng ta
    buộc phải chuyển đổi phương thức chăn nuôi, từng bướcchuyển sang mô hình chăn nuôi
    tập trung có áp dụng biện pháp an toàn sinh học và tăng cường đầu tư khoa học công nghệ
    để tồn tại. Do đó xu hướng tất yếu là các trung tâm,công ty, trang trại và hộ gia đình sẽ
    từng bước trang bị, cải tiến cơ sở vật chất, cơ khí hóa chăn nuôi.
    Nắm bắt được nhu cầu đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí – Trường
    Đại học Nha Trang, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:
    “Thiết kế kỹ thuật hệ thống dẫn thức ăn dạng khô cho heo thịt với quy mô 600 con,
    phục vụ cho Công ty chăn nuôi Miền Trung, Điện Bàn, Quảng Nam”
    C
    2
    Nội dung thực hiện gồm:
    1. Tổng quan về công nghệ chăn nuôi heo.
    2. Lựa chọn phương án thiết kế.
    3. Thiết kế kỹ thuật hệ thống.
    4. Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình.
    5. Sơ bộ hoạch toán giá thành.
    6. Hướng dẫn sử dụng và lắp ráp.
    7. Kết luận và đề xuất ý kiến.



    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI HEO
    1.1. Tình hình chăn nuôi trong nước và trên thế giới:
    1.1.1 Sự phân bố đàn heo:
    Chăn nuôi heo là nghề phổ biến, do đó heo được phânbố rộng rãi ở nhiều nơi, nhiều
    nước trên thế giới. Các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ là những nước nuôi
    nhiều heo.
    Tuy thế, cũng có nhiều vùng hầu như không phát triển nghề chăn nuôi heo, do ảnh
    hưởng của đạo giáo hoặc tập quán cũng như điều kiện tự nhiên và kinh tế.
    Do điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của từng vùng có khác nhau, nên sự phát triển
    và phân bố của các giống heo giữa mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng khác nhau. Những nước
    công nghiệp phát triển hầu hết đàn heo của họ là giống cao sản (Yorrshire, Landrace,
    Dure, Hampshire, Bershire, Pietrain ), các nước thế giới thứ ba phổ biến là các giống địa
    phương có năng suất thấp, nhất là các nước vùng ChâuPhi và Châu Á. Ở một số nước tuy
    có tổng đàn heo cao, song sản phẩm thịt heo sản suất trong năm tính bình quân theo tổng
    đàn còn thấp.
    Ở các nước phát triển, do chăn nuôi các giống heo cao sản với trình độ tiên tiến nên
    năng suất heo thịt cao, do đó sản phẩm heo thịt sảnxuất ra trong năm trên đầu heo cao sản
    gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với các nước nuôi nhiều heo địa phương, có năng suất thấp.
    Việt Nam là nước nông nghiệp trồng lúa nước. Gắn liền với trồng lúa là ngành chăn
    nuôi. Nghề chăn nuôi đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Con người trong suốt quá
    trình tồn tại và phát triển đã không ngừng tạo ra các giống lợn mới, phù hợp với trình độ
    phát triển của từng phương thức sản suất.
    Như vậy, Việt Nam đã có lịch sử phát triển chăn nuôi từ rất sớm. Do đó sẽ không là gì
    khi nói rằng Việt Nam có rất nhiều giống địa phươngkhác nhau. Ngoài giống lợn mà tài
    liệu nào cũng thường nhắc tới là Móng Cái, nhất là phía Bắc và Nam Bộ, còn vùng nào,
    tỉnh nào cũng có giống lợn phù hợp với địa phương mình. Lợn Mường Khương ở Lào
    4
    Cai, lợn mẹo ở Tây Nghệ An, lợn cỏ ở vùng Tây Nguyên, lợn lang hồng Hà Bắc, lợn lang
    Thái Bình, lợn lang Bắc Thái, lợn lang vùng An Khê, lợn trắng Phú Khánh, lợn lang vùng
    ven biển Miền Trung. Nhằm nâng cao chất lượng thịt của đàn heo, nước ta những năm
    gần đây đã đẩy mạnh công tác tuyển chọn giống cao sản ở nước ngoài đưa vào chăn nuôi
    như: Yorrshire, Landrace, Dure
    1.1.2. Tình hình chăn nuôi heo trong nước và trên thế giới:
    Ở các nước tiên tiến tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếmkhoảng 50% trong tỷ trọng ngành
    nông nghiệp. Ở những nước này, chăn nuôi heo được sảnsuất theo hướng công nghiệp,
    được đầu tư bài bản và đồng bộ: từ khâu chọn giống, chuồng trại, kỹ thuật, thức ăn, hệ
    thống giết mổ và thị trường. Chăn nuôi heo được tổ chức theo hình thức “ kinh tế tập thể”
    bậc cao, hiệp hội sẽ cung cấp hạn ngạch cho người chăn nuôi . Khi cung vượt cầu, hạn
    ngạch sẽ được cắt giảm và ngược lại. Vì vậy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
    Ở nước ta tỷ trọng thu nhập của ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm khoảng 30% trong
    tổng thu nhập của ngành nông nghiệp. Việt Nam hiện có khoảng 3,8 triệu con heo nái,
    mỗi năm sản xuất 26 triệu con heo thịt, tương đương2,2 triệu tấn thịt. Trong đó 50% số
    heo được sản xuất từ quy mô hộ gia đình, 40% từ quy mô trung bình (thâm canh hoặc bán
    thâm canh) và 10% từ quy mô công nghiệp. Hệ thống chăn nuôi heo ở nước ta tồn tại ba
    phương thức, bao gồm nuôi heo nái sinh sản để bán heo con cai sữa; nuôi heo thịt không
    tự túc con giống và nuôi heo thịt tự túc con giống.
    Quá trình chuyển dịch quy mô đàn trong chăn nuôi heo ở nước ta sẽ xảy ra tương tự
    như các nước phát triển. Biến đổi nhanh và mạnh mẽ nhất vẫn là khu vực các trại chăn
    nuôi quy mô trung bình. Dưới tác động của giá cả, dịch bệnh, sức ép của người tiêu dùng
    đòi hỏi loại hình này cần phải thay đổi quy mô, tăng đầu tư khoa học kỹ thuật để có thể
    tồn tại.
    Chăn nuôi quy mô hộ gia đình vẫn còn tồn tại và ítchịu tác động rủi ro của đầu vào
    nhưng khả năng tham gia thị trường của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này giảm
    mạnh do lợi nhuận của thương lái. Mỗi khi kinh tế nông thôn chưa phát triển, thì chăn
    nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho người dân. Chăn nuôi công nghiệp
    bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấpthực phẩm quan trọng cho các
    5
    thành phố lớn hiện nay và người tiêu dùng cùng như xuất khẩu trong tương lai. Để giữ
    vững thị trường, tạo đà cho quá trình chuyển dịch sang nền chăn nuôi công nghiệp bền
    vững phải cần nguồn vốn lớn.Vì vậy phải có sự nổ lựcmạnh mẽ của tất cả các nhà chăn
    nuôi heo và cơ quan quản lý Nhà nước.
    Hiện nay, ở nước ta mức độ cơ giới hóa trong chăn nuôiheo còn thấp. Quy mô chăn
    nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ hầu như chưa đượccơ giới hóa. Ở quy mô chăn nuôi
    công nghiệp bước đầu đã được cơ giới hóa nhưng chủ yếu ở những doanh nghiệp có vốn
    đầu tư nước ngoài hoặc những trang trại lớn, tập trung ở những vùng có phong trào nuôi
    heo mạnh như: Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
    1.2. Tìm hiểu thức ăn cho heo tại Công ty chăn nuôiMiền Trung:
    Hiện nay ở Công ty chăn nuôi Miền Trung có các loại thức ăn và đặc tính như sau:
    Bảng 1.1. Đặc tính của các loại thức ăn.
    STT
    Dạng
    heo Loại thức ăn
    Khối lượng thể
    tích (kg/m
    3
    )
    Góc ma sát
    độ(
    0
    )
    Góc tự chảy
    độ (
    0
    )
    1 Nái 1800 (bột) 563 42
    0
    52
    0
    05

    2 Tập ăn 1012 (viên) 669 30
    0
    96

    34
    0
    99

    3 Cai sữa 1022 (viên) 669 30
    0
    96

    34
    0
    99

    4 Choai 1630 (bột) 540 41
    0
    30

    53
    0
    55

    5 Thịt 1631 (bột) 535 42
    0
    53
    0
    20

    (Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi Miền Trung và kết quả thí nghiệm lấy từ [19, trang 20, bảng
    2], riêng để xác định góc ma sát, tác giả sử dụng thép tấm CT3, dày 2 mm thí nghiệm )
    1.3. Tìm hiểu cách cho heo ăn tại Công ty chăn nuôiMiền Trung:
    1.3.1. Heo nái:
    - Ngày đẻ nghỉ ăn (đề phòng viêm vú).
    - Ngày thứ nhất sau ngày đẻ: 1 kg/ngày.
    - Ngày thứ hai sau ngày đẻ: 2 kg/ngày.
    - Ngày thứ ba sau ngày đẻ: 3 kg/ngày.
    - Ngày thứ tư đến ngày thứ bảy sau ngày đẻ: 3,5 kg/ngày.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tôn Thất Minh (2000), Máy và thiết bị vận chuyển và định lượng, Đại học Bách
    Khoa Hà Nội.
    2. Nguyễn Đăng Cường, Nguyễn Công Thành, Bùi Văn Xuyên,Trần Đình Hòa
    (2003), Máy nâng chuyển và thiết bị cửa van, NXB Xây Dựng.
    3. Phạm Hùng Thắng (1995), Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết máy, NXB
    Nông Nghiệp, tp. HCM.
    4. Nguyễn Minh Tuyển (1987), Các máy khuấy trộn trong công nghiệp, NXB Khoa
    Học và Kỹ Thuật Hà Nội.
    5. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (1979), Thiết kế chi tiết máy, NXB Đại học
    và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
    6. A.Ia Xokolov, Nguyễn Trọng Thể (dịch) (1976), Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực
    phẩm, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
    7. Nguyễn Trọng Hiệp (2002), Chi tiết máy (tập 1),NXB Giáo Dục.
    8. Nguyễn Bá Dương, Lê Khắc Phong, Bài tập chi tiết máy,NXB Giáo Dục.
    9. Hoàng Trọng Bá (1995), Sử dụng vật liệu phi kim loại trong ngành cơ khí, NXB
    Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
    10. Trần Văn Địch, Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy,NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
    11. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt (2005), Sổ tay
    công nghệ chế tạo máy (tập 1),NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
    12. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt (2005), Sổ tay
    công nghệ chế tạo máy (tập 3),NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
    13. Lê Trung Thực, Đặng Văn Nghìn (1992), Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học công
    nghệ chế tạo máy,Trường Đại học Bách Khoa, tp. HCM
    14. Ninh Đức Tốn (2004), Dung sai và lắp ghép,NXB Giáo Dục.
    112
    15. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt (2005), Sổ tay
    công nghệ chế tạo máy (tập 2),NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.
    16. Hồ Lê Viên (2003), Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo (Tập 2).
    NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
    17. Trần Minh Vương, Nguyễn Thị Minh Thuận, Máy phục vụ chăn nuôi, NXB Giáo Dục.
    18. Đặng Xuân Phương (2003), Bài giảng chế tạo máy 2, Trường Đại học Thủy Sản.
    19. Đinh Văn Minh (1995), Nghiên cứu, thiết kế hệ thống dẫn truyền thức ăn choheo,
    Trường Đại học Nông Lâm, tp HCM.
    20. 1992, Tập bản vẽ lắp, NXB Giáo Dục Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...